| Hotline: 0983.970.780

Tết Trung thu trong bệnh viện: Niềm vui của trẻ, nỗi niềm của cha

Thứ Năm 01/10/2020 , 08:59 (GMT+7)

Cùng con đón Tết Trung thu trong bệnh viện, những người làm cha làm mẹ mang nặng những nỗi niềm, tâm sự về cuộc sống đầy rẫy khó khăn và vất vả.

Tết Trung thu trong bệnh viện là sự đối lập giữa niềm vui của trẻ nhỏ và nỗi niềm của bậc phụ huynh. Ảnh: Phạm Hiếu.

Tết Trung thu trong bệnh viện là sự đối lập giữa niềm vui của trẻ nhỏ và nỗi niềm của bậc phụ huynh. Ảnh: Phạm Hiếu.

Giọt nước mắt buồn trong đêm Trung thu

“Tùng dinh dinh tùng tùng dinh dinh

Đây ánh sao vui, chiếu xa sáng ngời…”

Tiếng nhạc, tiếng trống, câu hát vang lên. Ánh lửa nhỏ ấm áp từ cây nến vàng hay ánh lửa lấp ló bên trong chiếc đèn ông sao nhiều màu sắc, cùng với ánh sáng trong trẻo rọi xuống từ cung trăng tròn vành vạnh của chị Hằng Nga. Tất cả như hòa quyện vào nhau, tạo nên một bầu không khí vui tươi của đêm rằm Trung thu.

Thế nhưng trái ngược với không khí vui vẻ và ấm áp ấy là dáng vẻ lầm lũi, khắc khổ cùng ánh mắt đượm buồn của một người phụ nữ trung niên đang cẩn thận chỉnh lại chiếc khẩu trang trên gương mặt ngây thơ của hai đứa con khờ dại. Cũng như bao người mẹ khác nơi đây, bà Bùi Thị Lan (42 tuổi, xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) cũng đưa con mình đi dự chương trình đón Tết Trung thu mà Bệnh viện Nhi trung ương tổ chức cho các cháu.

Ba mẹ con bà Lan cùng đón Tết Trung thu tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ba mẹ con bà Lan cùng đón Tết Trung thu tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: Phạm Hiếu.

Gia đình bà Lan có ba người con thế nhưng số phận nghiệt ngã đã cướp mất người con cả của bà từ khi còn thơ bé. Từ năm 2006 đến nay, người phụ nữ nghèo vẫn tần tảo ở trong viện chăm sóc cho hai người con còn lại. Người anh 14 tuổi, người em 9 tuổi đều bị bại não, tim bẩm sinh, lồi u, tràn dịch màng tinh hoàn và động kinh.

Bà Lan ngậm ngùi: “Tôi vốn xuất thân từ gia đình thuần nông, quanh năm chỉ biết bán mặt cho đất bán lưng cho trời, làm lụng lao động ngoài đồng ruộng để kiếm cái ăn cho các cháu. Nhưng từ năm 2006 đến bây giờ tôi phải chăm sóc các cháu ở trong bệnh viện, không làm được gì cả. Bố các cháu thì phải bươn trải, đi làm thuê làm mướn, nghề gì cũng làm để có tiền trang trải cuộc sống cho cả gia đình.”

Vừa tâm sự, người phụ nữ vừa đưa ánh mắt đã nhuốm màu của sự vất vả, tần tảo, hằn sâu những vết chân chim nhìn hai đứa con đang hồn nhiên vỗ tay theo tiếng nhạc xung quanh. Tuy đã 14 tuổi nhưng người con của bà Lan lại mang vẻ bề ngoài của một đứa trẻ con mới chỉ 5, 6 tuổi. Căn bệnh bại não quái ác còn khiến sự hồn nhiên nơi em có phần trở nên ngờ nghệch. Ắt hẳn ai sẽ cũng phải xót xa, động lòng thương cảm khi nhìn thấy nụ cười khờ dại trên gương mặt của một đứa trẻ như vậy.

Cả hai đứa nhỏ nhà bà Lan đều đang điều trị tại Khoa Phục hồi chức năng của Bệnh viện Nhi Trung ương. Để bà Lan bớt đi những khó khăn nhọc nhằn, Phòng Công tác xã hội của Bệnh viện đã giúp đỡ gia đình người bệnh nhân nghèo rất nhiều từ thuốc men, chi phí chữa bệnh. Ngay cả chiếc xe lăn của cháu bé cũng là do Phòng Công tác xã hội vận động mua ủng hộ.

Mỗi dịp lễ tết, nhìn gia đình người ta được quây quần bên nhau vui vẻ, hạnh phúc, người mẹ của hai cháu nhỏ lại chạnh lòng tủi thân. Bà Lan rơm rớm nước mắt kể lại: “Có một năm, gần đến tết rồi thì tim của một cháu có vấn đề, ba mẹ con không về quê được. May sao đến 30 tết thì tình hình ổn hơn nên các bác sĩ cũng sắp xếp cho mẹ con về quê. Phải đến sau tết khi tôi đưa các cháu trở lại bệnh viện thì mới thanh toán viện phí được.”

“Nói thật mỗi khi ngẫm về hoàn cảnh của gia đình tôi thấy rất buồn. Không may các con bị bệnh tật như vậy, vì trách nhiệm của người làm mẹ tôi luôn phải cố gắng vì các con để các con có thể khỏe mạnh hơn, cuộc sống sau này của các con cũng đỡ vất vả đi phần nào”, người phụ nữ đưa tay lau đi những giọt nước mắt mà bà đã phải kìm nén nãy giờ.

Nhọc nhằn gà trống nuôi con

Cũng có hoàn cảnh éo le như bà Bùi Thị Lan, ông Chu Văn Sử (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) lại có phần vất vả hơn khi phải một mình gà trống nuôi con, chăm con nơi đất khách quê người. Con trai ông Sử năm này đã 12 tuổi thế nhưng cân nặng chỉ vỏn vẹn 25kg vì bệnh tật. Hai bố con ra Hà Nội để chữa bệnh từ tháng 9/2015, tính đến này đã là 5 năm trời ròng rã chiến đầu với bệnh tật.

Hai bố con ông Chu Văn Sử. Ảnh: Phạm Hiếu.

Hai bố con ông Chu Văn Sử. Ảnh: Phạm Hiếu.

Cháu bé bị viêm phổi thận, đã từng điều trị trong Bệnh viện Nhi Thanh Hóa 1 tháng rưỡi, sau đó bệnh tình không thuyên giảm nên đã chuyển ra Bệnh viện Nhi Trung ương để điều trị. Đến cuối năm 2017 cháu bị suy thận phải lọc máu 1 tuần 3 buổi.

Ông Sử xót xa: “Do bệnh tật, không đi tiểu được nên cháu không được ăn nhiều, phải hạn chế tối đa việc ăn uống. Mẹ cháu bỏ hai bố con đi từ sớm, tôi phải gà trống nuôi con nên cuộc sống càng trở nên vất vả, khó khăn hơn".

Cháu bé nhập viện từ năm 2015, khi ấy đang học lớp 1. Đến năm 2017 bệnh trở nặng khiến cháu phải nghỉ học, ngày ngày cứ đến lịch lọc máu là hai bố con lại đưa nhau vào viện, lọc xong lại về nhà trọ.

“Ngày con mệt thì bố cũng mệt vì lo nghĩ cho sức khỏe của con, ngày con khỏe thì bố cũng thấy khỏe hơn. Có những ngày con sốt ở trong viện, một mình tôi với thau nước nóng và 4 chiếc khăn cứ thi thoảng lại thay khăn chườm cho cháu. Cuộc sống dù vất vả nhưng người ta còn có vợ có chồng, còn tôi thì một mình côi cút chăm con…”, người đàn ông phút trước còn cười cười nói nói với con thì nay đã phải giấu đi những giọt nước mắt của mình, sợ người con nhìn thấy.

Cậu bé 12 tuổi nhưng chỉ vỏn vẹn 25kg vì bệnh tật. Ảnh: Phạm Hiếu.

Cậu bé 12 tuổi nhưng chỉ vỏn vẹn 25kg vì bệnh tật. Ảnh: Phạm Hiếu.

Khoảng thời gian điều trị của con trai ông Sử vô cùng khó khăn. Cũng nhờ sự giúp đỡ của Phòng Công tác xã hội kèm theo sự động viên của các y, bác sĩ, chia sẻ về câu chuyện của những hoàn cảnh khác khó khăn hơn, người đàn ông gà trống nuôi con lại cố gắng lấy động lực, lạc quan để sống tiếp.

Những ngày cháu bé không phải chạy thận thì ai thuê việc gì thì ông Sử làm việc nấy, cố gắng gom góp tiền trang trải chi phí điều trị cho con. Quần áo trên người cả hai bố con cũng đều là quần áo từ thiện, vì tiết kiệm từng đồng nuôi con mà người bố không quản ngại khó khăn, vất vả.

Ông Sử bộc bạch: “Có những đêm không ngủ, tôi nằm mà nước mắt chảy ra ngoài nhưng phải giấu con, không muốn cho con biết vì sợ con buồn. Lúc nào tôi cũng phải lạc quan, nghị lực để làm tấm gương cho con nhìn vào. Đó cũng là động lực để hai bố con tiếp tục chiến đấu với bệnh tật, chiến đấu với hoàn cảnh.”

Ước mơ của cậu bé là một ngày sẽ lại được đến trường. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ước mơ của cậu bé là một ngày sẽ lại được đến trường. Ảnh: Phạm Hiếu.

Thiếu thốn tình cảm của người mẹ từ nhỏ nên cậu bé 12 tuổi cũng phần nào thương bố hơn. Ngày ngày hai bố con cứ quấn quýt bên nhau, luôn lạc quan và tin vào những điều kỳ diệu của cuộc sống. Giữa thủ đô, hoa cho người giàu và lệ cho người nghèo, cậu bé chỉ có một mơ ước giản đơn đó là ngày nào đó, cậu sẽ lại được đến trường, lại được đi học, lại được vui đùa cùng các bạn đồng trang lứa.

Ông Trịnh Ngọc Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương: “Không chỉ riêng dịp Trung thu hay các ngày lễ tết đặc biệt của đất nước mà trong những ngày thường chúng tôi cũng đặc biệt quan tâm đến các hoàn cảnh khó khăn như các cháu nghèo khó, mồ côi, không nơi nương tựa hay các cháu ở vùng sâu vùng xa. Chúng tôi luôn nỗ lực để có thể hỗ trợ hết mình về mặt tinh thần cũng như vật chất để các cháu sớm chiến thắng bệnh tật, chiến thắng hoàn cảnh.”

  • Thái Bình phục hồi 'làng muối tâm linh’
    Phóng sự 14/12/2024 - 10:15

    Hạt muối sạch phơi cát Tam Đồng sẽ được phục hồi gắn với du lịch tâm linh, với di tích Đền Bà chúa Muối nức danh cả nước và sẽ là 'hạt muối di sản'.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.