| Hotline: 0983.970.780

Thái Lan ‘trình làng’ nhiều loại gạo mới

Thứ Hai 30/05/2022 , 09:19 (GMT+7)

Rất nhiều loại gạo mới của Thái Lan đã được quảng bá tại hội chợ Thaifex-Anuga Asia 2022 vừa diễn ra tại tỉnh Nonthaburi, nhằm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.

Một quầy trưng bày sản phẩm gạo mới của Thái Lan tại hội chợ thương mại Thaifex-Anuga 2022 ở Impact Muang Thong Thani, tỉnh Nonthaburi vừa kết thúc tuần trước. Ảnh: The Nation

Một quầy trưng bày sản phẩm gạo mới của Thái Lan tại hội chợ thương mại Thaifex-Anuga 2022 ở Impact Muang Thong Thani, tỉnh Nonthaburi vừa kết thúc tuần trước. Ảnh: The Nation

Ông Pitak Udomwichaiwat, tổng giám đốc Cục Ngoại thương Thái Lan cho biết, động thái này cũng nhằm nâng cao nhận thức về chất lượng và tiêu chuẩn của gạo Jasmine Thái Lan, cũng như chiến lược lúa gạo của quốc gia đến năm 2024.

Ngành nông nghiệp Thái Lan đang kỳ vọng doanh số xuất khẩu gạo của nước này sẽ tăng trong năm nay dựa trên một số yếu tố tích cực, chẳng hạn như tình hình dịch Covid-19 đã tạm lắng dịu, niềm tin của các đối tác vào chất lượng gạo Thái Lan và đồng bạt suy yếu, dẫn đến khả năng cạnh tranh hơn trên thị trường lương thực thế giới.

Ông Pitak Udomwichaiwat nói: “Động thái này phù hợp với chiến lược lúa gạo của chúng tôi nhằm thúc đẩy tiếp thị và mở rộng cơ hội xuất khẩu cho gạo Thái Lan, giúp tạo ra doanh thu cho đất nước và cải thiện chất lượng cuộc sống của nông dân trồng lúa”.

Theo vị quan chức thương mại này, việc ra mắt và công bố rộng rãi các chủng loại gạo mới của Thái Lan tại hội chợ quốc tế vừa qua là một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy Thái Lan trở thành quốc gia đi đầu trong sản xuất và tiếp thị gạo.

Trong một diễn biến liên quan, trước đó người phát ngôn chính phủ Thanakorn Wangboonkongchana cho biết, Thái Lan và Việt Nam đang xem xét khả năng hợp tác cùng nhau để đẩy giá gạo lên, nhằm tăng khả năng thương lượng trên thị trường lương thực quốc tế, và đặc biệt là tăng thu nhập cho người nông dân trồng lúa sau hơn 20 năm giá gạo đứng ở mức thấp.

Hiện khuôn khổ hợp tác cụ thể đang được hai bên đàm thảo, bao gồm một loạt vấn đề như thúc đẩy an ninh lương thực để tăng giá trị nông sản và trao quyền cho các hợp tác xã nông nghiệp ở cả hai nước.

Ông Thanakorn cho biết thêm, các chủ đề khác bao gồm hỗ trợ nông dân sử dụng thiết bị sản xuất chuyên dụng để thay thế sức người; đào tạo nông dân; hợp tác về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật…

Thái Lan cũng đề nghị Việt Nam hỗ trợ thành lập Hội đồng Cao su ASEAN để thúc đẩy hợp tác và hỗ trợ ngành công nghiệp cao su. Ngoài ra, Việt Nam đã được yêu cầu xúc tiến việc cấp phép nhập khẩu xoài và chôm chôm từ Thái Lan theo thỏa thuận giữa hai nước vào năm 2016, cũng như nhập khẩu gà giống và trứng từ Thái Lan.

Người phát ngôn của chính phủ Thái Lan cũng cho biết, ngành nông nghiệp hai bên đang nghiên cứu hợp tác sâu hơn về hậu cần nông nghiệp nhằm đảm bảo vận chuyển an toàn các sản phẩm dễ hư hỏng trên đường bộ và đường biển giữa Thái Lan, Lào và Việt Nam sang Trung Quốc và các nước khác.

Theo ông Thanakorn, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đã chỉ đạo các ban ngành liên quan đẩy mạnh nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu gạo Thái Lan nhằm tận dụng cơ hội thị trường hiện nay.

Ông Alongkorn Ponlaboot, cố vấn Bộ trưởng Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan cho hay, hiện giá gạo trên thị trường thế giới vẫn ở mức thấp, dao động trong khoảng từ 300- 400 USD (10.240-13.650 bạt)/tấn suốt hơn 20 năm qua, trong khi đó chi phí sản xuất liên tục tăng cao gây sức ép nặng nề cho người trồng lúa.

Vị này cho biết, nếu Thái Lan và Việt Nam, hai nhà xuất khẩu gạo lớn trên thế giới cùng nhau hợp tác để tăng giá gạo, thì họ sẽ có nhiều quyền thương lượng hơn để kiểm soát thương mại gạo toàn cầu và nông dân trồng lúa của hai nước sẽ có thêm thu nhập.

Trong khi đó ông Chookiat Ophaswongse, chủ tịch danh dự của Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan lại không đồng quan điểm này khi cho rằng, hoạt động xuất khẩu gạo là thương mại tự do liên quan đến cạnh tranh toàn cầu và không nên cố gắng cố định giá cả.

“Gạo là một sản phẩm dễ hư hỏng, không để được lâu, và có chi phí bảo quản rất lớn. Theo thời gian, giá của nó sẽ giảm và đây là một trong những hạn chế đối với bất kỳ động thái nào nhằm đẩy giá gạo lên cao hơn”, ông Chookiat Ophaswongse nói.

Theo vị này, Ấn Độ vẫn là nhà xuất khẩu gạo lớn với hơn 20 triệu tấn mỗi năm, so với mức 6 triệu tấn mỗi năm của Thái Lan và Việt Nam. "Một khi Thái Lan và Việt Nam cùng nhau tăng giá gạo, điều gì sẽ xảy ra nếu các nước khác chọn mua gạo từ Ấn Độ và các nước xuất khẩu gạo khác như Campuchia, Myanmar và Pakistan?", ông Chookiat đặt câu hỏi.

(The Nation; BKP)

Xem thêm
1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Yến sào Khánh Hòa ký kết hợp tác với 2 đối tác Trung Quốc

Công ty Yến sào Khánh Hòa đã ký kết hợp đồng hợp tác với Trung tâm Chuỗi lạnh quốc tế Mai Sơn và Tập đoàn Đồng Nhân Đường (Trung Quốc).

Bộ GTVT yêu cầu đẩy nhanh 8 dự án trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc- Nam

Mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh ra công yêu cầu đẩy nhanh 8 dự án trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.