| Hotline: 0983.970.780

Thăm "Ngôi nhà âm nhạc Trúc Mai"

Thứ Sáu 01/02/2013 , 10:34 (GMT+7)

"Ngôi nhà âm nhạc Trúc Mai” là không gian biểu diễn chương trình ca nhạc dân tộc bởi 3 thế hệ do cặp vợ chồng NSƯT Đinh Linh - Trúc Mai khởi xướng.

"Ngôi nhà âm nhạc Trúc Mai” là không gian biểu diễn chương trình ca nhạc dân tộc bởi 3 thế hệ do cặp vợ chồng NSƯT Đinh Linh - Trúc Mai khởi xướng. Đây là điểm được dân trong nghề gọi là “Nhà bảo tàng nhạc cụ dân tộc tư nhân đầu tiên".

Tại đây bạn có thể tìm hiểu về các loại nhạc cụ dân tộc, từ đàn tứ, đàn nguyệt (đàn kìm), đàn bầu cổ đến đàn bầu hiện đại, đàn sến (cải lương), đàn đáy (ca trù), đàn đá, đàn T’rưng, đàn K’rông pút, đàn tính (của dân tộc Tày), đàn cò (nhị) đến khèn của người Mông, rồi các loại tiêu, sáo…

Cây đàn triệu năm tuổi

Bước vào "Ngôi nhà âm nhạc Trúc Mai" (số 104 Phạm Viết Chánh, P 19, Q. Bình Thạnh, TP HCM), đập vào mắt chúng tôi là cây đàn đá với các thanh đá xám hun hút màu năm tháng. Thấy mắt tôi xoáy vào cây đàn đá mãi không rời, NSƯT Trúc Mai liền đẩy cây đàn đá ra giữa sảnh, dạo một bản nhạc. Khác với tiếng đàn đá ở các tụ điểm ca nhạc khác, tiếng reo của cây đàn này ngân nga mãi dù nghệ sĩ Trúc Mai đã ngưng tay gõ.

Trúc Mai cho biết: Sự khác biệt này có nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết, phải nói đến nhạc cụ. Phần lớn các cây đàn đá được sản xuất hiện nay đều được làm từ đá granit. Khi tìm đàn đá, hai vợ chồng chị quyết định phải thửa cho được cây đàn hoàn toàn là đá tự nhiên. Theo kết quả đo đạc của ngành địa chất, những viên đá tự nhiên đủ độ cứng để làm đàn có tuổi từ 200-300 triệu năm. Đó là lý do vì sao tiếng đàn đá làm từ đá granit không thể có độ trong, độ dày như đàn đá tự nhiên.


NSƯT Trúc Mai với cây đàn đá

Để phục vụ thị hiếu âm nhạc hiện nay, đàn đá được thiết kế “cải biên” từ 6 đến 7 thang âm nhưng cây đàn đá của “Ngôi nhà âm nhạc Trúc Mai” được thiết kế thang âm đúng theo đàn đá cổ Việt - chỉ 5 thang âm (sì, rê thăng, mi, son thăng, la). Với 5 thang âm ấy nghệ sĩ xưa khi biểu diễn chỉ tuân thủ khung đoạn, còn tinh thần bản nhạc sẽ được họ biểu diễn theo cảm xúc phiêu linh có được trong từng buổi diễn. Các nghệ sĩ trong gia đình Đinh Linh - Trúc Mai cũng tuân thủ tinh thần biểu diễn ấy.

Những tiết mục được biểu diễn tại "Ngôi nhà âm nhạc Trúc Mai" không lạ, nhưng sự thể hiện phối hợp giữa nguyên tắc biểu diễn truyền thống với phong cách hiện đại trên nhạc cụ thuần túy đã tạo nên sự khác biệt tinh tế khiến khán giả “sởn gai ốc” mỗi khi tiếng đàn cất lên.

Tự làm nhạc cụ để chơi

NSƯT Trúc Mai tự hào vì mình và chồng là một trong số ít người tự làm đàn cho mình chơi. Chị cho biết, tất cả các nhạc cụ làm bằng tre nứa như đàn T’rưng (T’rưng cao và trầm) và K’rông pút mà chị và NSƯT Đinh Linh chơi đều do hai vợ chồng chị tự làm lấy.


NSƯT Đinh Linh hướng dẫn du khách học đàn

Thế hệ nghệ sĩ đi trước có NSƯT Bá Phổ - nghệ sĩ đàn T’rưng và K’rông put của Đoàn ca múa nhạc Việt Nam là một trong số ít người có khả năng tự sửa chữa đàn. Mỗi khi đàn hỏng, nghệ sĩ Trúc Mai lại sang trước là nhờ sửa, sau là học hỏi ông cách chỉnh sửa đàn T’rưng, K’rông put. Góp nhặt mỗi ngày một ít, dần dần, chị và chồng, nghệ sĩ Đinh Linh không chỉ tự sửa mà còn tự làm nhạc cụ T’rưng, K’rông put cho mình biểu diễn.

NSƯT Trúc Mai giải thích: Cả cây nứa dài chỉ lấy được 1,2 ống làm nhạc cụ. Nứa có thể làm đàn vỏ màu vàng vừa phải, cần lên không được nhẹ nhưng cũng không thể nặng quá, vỏ không quá dày để tiếng được vang. Âm thanh chênh nhau chính từ độ dày, mỏng của các ống nứa. Để chỉnh âm cho chuẩn thì phải gọt mỏng bớt vỏ. Nứa khô rất cứng, để gọt dao phải bén. Không biết bao lần, để căn thanh âm đàn T’rưng mà nghệ sĩ Đinh Linh và Trúc Mai đã gọt phạm phạt cả tay mình…


NSƯT Trúc Mai với cây đàn T’rưng nhiều kỷ niệm

Nứa chọn kỹ mấy đi nữa thì chỉ cần thời tiết thay đổi đột ngột, là âm thanh đã thay đổi. Việc điều chỉnh thanh âm buộc các nghệ nhân làm đàn lại phải ngồi canh gọt lại từng ống nứa. Kỹ thuật chỉnh sửa đàn T’rưng ấy không chỉ giúp việc biểu diễn trong nước mà đặt biệt cần khi chị mang đàn T’rưng đi biểu diển xứ người. Hầu như chuyến biểu diễn quốc tế nào cũng phải chỉnh sửa đàn T’rưng, đàn K’rông put.

Nhưng với nghệ sĩ Trúc Mai, chuyến biểu diễn Mỹ năm 2006 là “kinh hoàng” hơn cả. Chưa năm nào California lại lạnh như năm đó. Chuyến biểu diễn này không có nghệ sĩ Đinh Linh đi cùng mà cả 2 cây đàn T’rưng và K’rôngput đều bị lạc âm cần chỉnh sửa. Vừa đến khách sạn là NSƯT Trúc Mai phải mang đàn ra căn chỉnh, ống nào cũng lạc âm, có ống còn bị nứt phải dán keo. Từng ống nứa được gõ, gọt, gọt nứa đến cứng hết cả tay. Vậy mà mang từ khách sạn ra đến sận khấu, kiểm tra lại đã có ống lại lạc thanh phải gọt tiếp.

Điều chỉnh ổn được 2 cây đàn nứa mới mở thùng đựng đàn tam thập lục mang ra sân khấu thì phát hiện mặt cây đàn đã vỡ vụn từ lúc nào (mặc dù thùng đựng vẹn nguyên). Lại lấy keo ra tỉ mẩn ngồi dán từng mảnh nhỏ. May làm sao, nhờ sự cẩn trọng, khéo tay mà mặt đàn tuy dán nhưng tiếng vẫn reo vang. Kỹ năng chỉnh sửa đàn của chị trở thành vốn quý để các chương trình lưu diễn được đảm bảo.

“Vì sao gọi là đàn đáy?”, “Đàn 2 dây đã được gọi là đàn nhị rồi sao còn gọi là đàn cò?”, “Đàn bầu hiện đại khác đàn bầu cổ cái gì?”, “Những khác biệt của tiêu và sáo?”… là những điều cơ bản về nhạc cụ dân tộc cũng là những thắc mắc chiếm tỉ lệ cao nhất của khán giả trong và ngoài nước khi giao lưu với “Ngôi nhà âm nhạc Trúc Mai”.

Tuy nhiên nhu cầu khán giả trong nước thì lại khác. Nếu các sinh viên không có điều kiện kinh tế để học thì các cụ già lại muốn học cũng không biết học ở đâu. Thế là mỗi năm, 2 khóa học miễn phí được "Ngôi nhà âm nhạc Trúc Mai" mở ra cho những ai yêu thích nhạc dân tộc. Tính đến nay, cả trăm học viên đã được “xóa mù” âm nhạc tại đây. Có những người nhà tận Hóc Môn, Bình Tân, Thủ Đức… nhưng ngày nào cũng có mặt đúng giờ, bất kể nắng mưa. Kết thúc khóa học, mỗi người không chỉ biết đọc nốt nhạc mà còn có thể đàn 1,2 bản nhạc mình yêu thích.

Thế cũng đủ để lưu giữ tình yêu nhạc dân tộc trong lòng mỗi người khi đến với Ngôi nhà âm nhạc của cặp NSƯT Đinh Linh - Trúc Mai.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm