| Hotline: 0983.970.780

Thảm sát Mỹ Lai: Ký ức kinh hoàng của kẻ sát nhân

Thứ Tư 08/04/2015 , 06:15 (GMT+7)

Có một con mương dài ở thôn Mỹ Lai, thuộc xã Sơn Mỹ, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. Vào ngày 16/3/1968, mương tràn ngập xác chết. 

Hàng chục phụ nữ, trẻ em, người già, tất cả bị bắn chết bởi lính Mỹ. Bây giờ, tức 47 năm sau, con mương dường như lớn hơn so với những bức ảnh mà nhà báo Mỹ Seymour M. Hersh từng được xem về vụ thảm sát: Thời gian đã để lại dấu ấn qua sự bào mòn.

Meadlo ước tính anh ta đã giết 15 người trong vòng tròn. Sau này, có những lời khai nói Meadlo đã bị trầm cảm nặng do mệnh lệnh của Calley.

Hồi chiến tranh, có một cánh đồng lúa gần đó, nhưng cánh đồng đã bị san phẳng để làm đường cho khách du lịch dễ dàng tiếp cận nơi đại đội Charlie với hàng trăm lính Mỹ xả súng vào dân thường.

Người ta nói rằng họ nhận được thông tin tình báo sai lầm và tin rằng họ sẽ đối đầu với Việt Cộng hoặc những người dân thân Việt Cộng nhưng cuối cùng chỉ phát hiện một ngôi làng thanh bình.

Tuy nhiên, những tay lính trẻ người Mỹ đã hãm hiếp phụ nữ, đốt nhà, xả đạn M16 vào những người dân tay không tấc sắt. Một trong những chỉ huy cuộc thảm sát là trung úy William L. Calley, một người học dở đại học đến từ Miami.

Đầu năm 1969, hầu hết thành viên của đại đội Charlie đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự và xuất ngũ, trở về Mỹ. Seymour M. Hersh lúc đó 32 tuổi, là nhà báo tự do ở thủ đô Washington DC. Muốn tìm hiểu vì sao những tay lính trẻ có thể làm điều tàn bạo như thế, anh đã bỏ nhiều tuần theo dõi, tiếp cận họ.

Trong nhiều trường hợp, họ nói và mô tả chi tiết những gì họ đã làm ở Mỹ Lai và họ dự định sẽ sống như thế nào với sự kiện ấy. Trả lời một tòa án của quân đội Mỹ, một số người lính thừa nhận có mặt tại mương nước nhưng nói rằng họ đã bất tuân mệnh lệnh của Calley, người bắt họ phải giết người.

Họ nói một trong những tay súng tàn bạo nhất cùng với Calley là binh nhất Paul Meadlo. Theo lệnh của Calley, Meadlo và các tay súng khác bắn như điên xuống mương và tung thêm vài trái lựu đạn.

Tiếp theo là tiếng kêu gào, tiếng khóc thất thanh và một cậu bé chừng hai, ba tuổi, người đầy bùn đất, bò ra từ đống xác người, lết về phía cánh đồng. Mẹ cậu bé có vẻ như đã cố lấy thân mình che cho cậu. Calley nhìn thấy, và như lời kể của các nhân chứng, hắn ta đuổi theo đứa trẻ, lôi bé lại con mương, quăng bé xuống và xả đạn.

Sáng hôm sau, Meadlo dẫm phải mìn trong khi đi tuần tra và chân phải anh ta bị tiện bay. Trong khi chờ trực thăng tới chở đến bệnh viện dã chiến, anh ta lên án Calley. “Chúa sẽ trừng phạt với những gì mày đã làm”. “Đưa nó lên trực thăng”, Calley hét lên. Meadlo tiếp tục nguyền rủa Calley cho đến khi trực thăng tới.

Meadlo lớn lên trong một trang trại ở phía tây bang Indiana. Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm trong danh bạ, nhà báo Seymour M. Hersh tìm thấy một gia đình có họ Meadlo ở New Goshen, một thị trấn nhỏ. Myrtle, mẹ Paul Meadlo, trả lời điện thoại. Hersh nói sẽ đến gặp Meadlo ngày hôm sau và bà mẹ nói gia đình sẽ chào đón.

Gia đình Meadlo sống trong một ngôi nhà nhỏ xung quanh là trại nuôi gà. Mẹ Meadlo ra đón và nói anh ta đang ở trong nhà, nhưng không rõ anh ta có muốn nói chuyện không và sẽ nói gì. Có nghĩa là bà ta không được kể nhiều về chuyện ở Việt Nam. Nhưng Myrtle nói một câu “chốt”: “Tôi gửi cho họ một chàng trai tốt và họ biến nó thành một kẻ sát nhân”.

Meadlo mời Hersh vào và đồng ý nói chuyện. Anh ta lúc đó 22 tuổi. Trước khi qua Việt Nam, Meadlo đã kết hôn, có một trai, một gái. Dù bị thương, anh ta vẫn làm việc ở một nhà máy để nuôi gia đình. 

Anh ta kể về cái lệnh giết người của Calley với rất ít vẻ xúc động. Anh ta không bào chữa cho những gì đã làm ở Mỹ Lai, trừ việc nói rằng “việc giết chóc ấy khiến chúng tôi nhẹ lòng”, bởi “vì những đồng đội bị chết. Đó chỉ là sự trả thù, vậy thôi”.

Meadlo kể về hành vi của anh ta với giọng đều đều, nhạt nhạt đáng sợ. “Có tin nói rằng có vài Việt Cộng ở Mỹ Lai và chúng tôi đi càn. Khi tới nơi, chúng tôi bắt đầu tập trung người dân lại thành từng nhóm. Có từ 40-45 người, đứng theo một vòng tròn ở giữa thôn. Calley bảo tôi và vài người nữa canh chừng họ”.

willim-clley083247870
William Calley, kẻ có vai trò chủ chốt trong vụ thảm sát

Theo trí nhớ của Meadlo, khoảng 10 phút sau, Calley quay lại và bảo Meadlo: “Làm đi. Tôi muốn chúng chết”. Rồi Calley bắn vào dân làng và ra lệnh cho Meadlo làm tương tự. “Tôi bắt đầu bắn nhưng những người lính khác không làm theo. Do vậy chúng tôi (Calley và Meadlo) tiếp tục bắn. Lúc đó tôi chỉ biết tuân lệnh và cho rằng làm thế là đúng”.

Meadlo ước tính anh ta đã giết 15 người trong vòng tròn. Sau này, có những lời khai nói Meadlo đã bị trầm cảm nặng do mệnh lệnh của Calley.

Sau khi được yêu cầu canh chừng dân làng, Meadlo và một người lính khác chơi với bọn trẻ, nói dân làng ngồi xuống. Họ còn cho lũ trẻ kẹo. Khi Calley quay lại và yêu cầu giết người, Meadlo tỏ vẻ rất ngạc nhiên và điều này được những người lính có mặt xác nhận. Khi Calley ra lệnh bắn, Meadlo xả đạn, nhưng rồi anh ta “bắt đầu khóc”, theo mô tả của nhân chứng.

Biên tập viên Mike Wallace của đài CBS tỏ ra quan tâm đến bài phỏng vấn của Seymour Hersh và Meadlo đồng ý lên truyền hình quốc gia kể lại câu chuyện.

Qua những ngày tiếp xúc với Meadlo và gia đình, Hersh được biết Meadlo đã phải trải qua nhiều tuần trong cơ sở phục hồi của quân đội Mỹ đóng tại Nhật. Khi về nhà, Meadlo không nói gì về chuyện ở Việt Nam. Một đêm, ít ngày sau khi Meadlo về nhà, vợ anh ta bị đánh thức bởi tiếng khóc điên loạn trong phòng một đứa con. Cô ta chạy vào và thấy Meadlo đang giật lắc đứa trẻ hết sức bạo lực. (Còn nữa)

(Theo New Yorker)

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Vụ dưa ngọt giữa những ngày nắng nóng

QUẢNG BÌNH Vụ dưa hấu năm nay nông dân huyện Bố Trạch được mùa, được giá. Mỗi ha dưa cho lãi đến 50 triệu đồng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm