| Hotline: 0983.970.780

Thám tử hôn nhân

Thứ Sáu 26/09/2014 , 08:31 (GMT+7)

“Nếu bạn nghi ngờ người chồng hay vợ tương lai, hãy gọi ngay cho các thám tử hôn nhân ở Delhi. Họ sẽ giúp bạn biết nhiều chuyện mà “người kia” giấu biệt”. 

Hãng tin BBC mở đầu như thế khi kể chuyện những thám tử hôn nhân đang ăn nên làm ra ở Ấn Độ.

Hốt bạc

Trong nền văn hóa Ấn Độ, cưới hỏi là một sự kiện rất đặc biệt, dường như người Ấn coi trọng chuyện hôn nhân hơn những nền văn hóa khác. Nhiều gia đình tiết kiệm tiền bạc trong thời gian dài thậm chí hàng chục năm để lo cho đám cưới, sự kiện đặc biệt trong đời, có thể kéo dài nhiều ngày với hàng ngàn khách tham dự.

Chính vì sự quan trọng của đám cưới, của hôn nhân cũng như những chi phí mà khổ chủ phải gánh chịu, nhiều người Ấn nay rất thận trọng trước khi tiến hành hôn lễ. Nhiều gia đình nảy ra ý định thuê thám tử tư bí mật “kiểm tra toàn diện” vị hôn thê hay hôn phu tương lai.

Hàng loạt các văn phòng thám tử tư chuyên về mảng “hôn nhân, điền thổ” ra đời và hốt bạc. Công việc của họ là kiểm tra những quan hệ trong quá khứ của cô dâu hay chú rể, thu nhập và những chuyện trong nhà “anh sui”, “chị sui”.

Taralika Lahiri năm nay 53 tuổi. Tuy nhiên, bà bắt đầu công việc thám tử hôn nhân từ năm 1987. Tuy chưa được đào tạo chuyên nghiệp bao giờ, bà tự hoàn thiện các kỹ năng điều tra qua công việc thực tế. Năm 1994, Lahiri thành lập văn phòng thám tử của riêng mình lấy tên là Cty Tư vấn và Thám tử quốc gia (NDCC) với khoản đầu từ ban đầu 5.000 USD từ tiền gia đình.

Năm 1987, Lahiri là một trong vài phụ nữ làm công việc thám tử hôn nhân. “Hiện nay, đó là công việc phổ biến của phụ nữ”, Lahiri nói.

imge001125756112
Cưới hỏi là chuyện rất lớn ở Ấn Độ vì thế nhiều gia đình không muốn “bị lừa”, “bị hố” về cô dâu hay chú rể tương lai

Nhu cầu nữ thám tử ở Ấn Độ tăng chủ yếu do phụ nữ là khách hàng chính trong các cuộc điều tra hôn nhân. Phụ nữ cũng thích núp sau lưng một phụ nữ khác, làm “công tác rình mò” cho mình.

Lahiri lúc khởi nghiệp Cty chỉ có một mình, nhưng nay bà thuê 15 nhân viên và nói rằng việc làm ăn đang tiến triển tốt, số hợp đồng ngày một nhiều thêm.

“Một trong những lý do nhu cầu điều tra tiền hôn nhân ở Ấn Độ gia tăng là vì ngày càng có nhiều những cuộc hôn nhân khởi nguồn qua các quan hệ từ internet”, Lahiri nói. “Trước đây, người Ấn Độ chúng tôi dựa vào các bà mối, họ biết con trai con gái nhà ai chưa vợ chưa chồng, tính nết tư cách thế nào. Bây giờ, bạn có thể quan hệ với một người với một “lý lịch giả”, anh ta hoặc chị ta có thể ở Ấn Độ, có thể ở nước ngoài”.

Vì thế, nhà nào cũng muốn cô dâu hay chú rể chọn cho con mình là “thật, đảm bảo” chứ không phải “đồ giả”.

Lahiri kể một vụ bà tham dự. Một nhà đầu tư công nghiệp giàu có ở Delhi thuê bà tìm hiểu thêm thông tin về bạn trai của con gái ông ta.

Vị con rể tương lai luôn mặc đồ đặt may, lái những chiếc ô tô đắt tiền và thường hẹn hò ở những nhà hàng sang trọng. Ông “bố vợ phải đấm” nghi ngờ và muốn làm rõ tình hình tài chính của con rể tương lai.

Sau một số tuần theo dõi anh chàng hết chỗ này qua chỗ nọ, cuối cùng đội thám tử của Lahiri phát hiện ra rằng anh ta thực ra là một “nghệ sỹ đào mỏ” bằng việc giấu địa chỉ thật, đi thuê ô tô để lòe cô gái.

“Phải có chứng cớ”

Lahiri nói, trong nhiều trường hợp, không đơn giản để nói với một chàng trai hay cố gái trẻ rằng “nửa kia” của họ không phải như họ nghĩ. Điều quan trọng là phải thu thập đủ chứng cớ ví dụ như ảnh chụp, thu âm điện thoại… thì mới có thể khiến khách hàng bị thuyết phục.

Không chỉ có các hợp đồng điều tra tiền hôn nhân, những tranh chấp sau khi kết hôn cũng mang đến công việc làm ăn cho các thám tử hôn nhân.

Ở Ấn Độ, tỷ lệ ly hôn đang trên đà tăng. Khi hôn nhân trở nên xấu xí và nghiêm trọng hơn là dẫn tới tòa án, các bên đều phải tìm những bằng chứng chống lại đối phương mà bằng chứng thường thấy nhất là những “quan hệ luyến ái ngoài hôn nhân”. Lại thêm việc cho thám tử. Các luật sư cũng thường xuyên thuê thám tử hôn nhân để tìm bằng chứng giúp thân chủ.

imge003125756275
Thám tử phải có chứng cớ để thuyết phục khách hàng

Taralika Lahiri cũng kể về trường hợp một người Ấn Độ đang ở Mỹ đã thuê bà theo dõi vợ anh ta. Chị này đã nộp đơn ra tòa đòi một món tiền cấp dưỡng lớn, cho rằng chị ta không thể làm việc vì bị liệt nửa người và cần tiền để nuôi con. Người chồng biết vợ mình đã lên kế hoạch đi dự một đám cưới ở Delhi, bèn cung cấp mọi chi tiết cho thám tử.

Đội thám tử của Cty NDCC bí mật đến địa điểm diễn ra đám cưới trong vai thợ chụp ảnh và nhà cung cấp cỗ cưới. Khi người đàn ba kia tới, theo luật tục cưới hỏi cổ truyền của người Ấn, chị ta phải lên múa để chào mừng. Nhóm thám tử đã quay phim mọi thứ và cuốn băng được gửi đến một tòa án ở Mỹ, nơi thụ lý vụ việc của hai vợ chồng. Dĩ nhiên yêu cầu của người vợ đã bị bác bỏ.

Giá cả cho mỗi phi vụ điều tra tùy thuộc vào tính chất, độ khó khăn, phức tạp. Nhưng trung bình Cty NDCC thu 500 USD cho một cuộc điều tra tiền hôn nhân. Nếu là điều tra hậu hôn nhân, giá sẽ cao hơn bởi nhiều khả năng thám tử phải thu thập nhiều chứng cứ hơn.

“Với các đồ công nghệ trong tay, ví dụ máy ảnh với độ phân giải lớn, ống kính chụp đêm, các thiết bị thu âm, thu hình bí mật…, công việc nay dễ dàng hơn xưa”, Taralika Lahiri nói. “Có vẻ ngày nay, trong thời đại internet, con người dễ bị “lột trần” hơn xưa” .

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm