| Hotline: 0983.970.780

Thành cổ Sơn Tây

Thứ Ba 02/03/2010 , 10:37 (GMT+7)

Xin giáo sư cho biết đôi nét về Thành cổ Sơn Tây?

* Xin cho biết đôi nét về Thành cổ Sơn Tây?

Vũ Thị Hiển, TX Sơn Tây, Hà Nội

Theo nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc thì năm 1461 (đời Lê Thánh Tông) đơn vị hành chính Sơn Tây được khai sinh. Ban đầu trấn sở đặt tại xã La Phẩm, huyện Tuyên Phong, phủ Quảng Oai (nay là xã Tản Hồng, Ba Vì, Hà Nội). Đến đời Lê Cảnh Hưng (1740-1786) do nước ngập nên trấn sở được dời về khu đất cao hơn thuộc làng Mông Phu, tổng Cam Giá, huyện Phúc Lộc, phủ Quốc Oai (nay thuộc xã Đường Lâm ,TX Sơn Tây). Đến năm Minh Mệnh thứ ba (1822) trấn sở lại được dời về địa phận các xã Mai Trai và Thuần Nghệ, huyện Minh Nghĩa (sau gọi là Tùng Thiện), tức là vùng trung tâm TX Sơn Tây bây giờ.

Các trấn sở nay không còn dấu vết gì, chỉ còn lại di tích thành cổ Sơn Tây ở giữa thị xã hiện nay, được xây dựng vào năm 1822. Thành hình vuông bằng đá ong, mỗi chiều khoảng 400m, cao 5m. Thành có mặt cắt hình thang, chân thành rộng 6m, trên mặt thành rộng 4m, phía trên có nhiều lỗ để quân lính bắn súng ra hay dùng giáo mác cán dài để diệt những tên giặc leo lên thành. Thành có 4 cổng chính là Chính Nam (Cổng Tiền), Chính Bắc (Cổng Hậu), Chính Đông và Chính Tây.

Phía trên mỗi cổng đều có lều canh Vọng Lâu, chỉ có một lối ra vào. Phía ngoài có đắp Dương mã thành (còn gọi là Mang cá) có hình chóp nón chắn phía ngoài cửa thành. Chỉ mở một lối nhỏ ở phía bên phải và đắp bằng đất, không có mái che. Sau này các Mang cá này đều bị phá hủy hết cả. Bên ngoài thành có hào sâu 3m, rộng 20m, chu vi khoảng 2.000m. Bên vòng ngoài xa hơn có La Thành (thành ngoài) đắp bằng đất cao 3,5m, hình ngũ giác. Phía ngoài có lũy tre gai bao bọc dày đặc. Thành ngoài cũng có 4 cổng mở ra 4 hướng đông, tây, nam, bắc. Hiện vẫn được gọi là đường La Thành.

Trong thành chính giữa là Vọng Cung nhìn về hướng Nam (là nơi nghỉ của Vua mỗi khi đi tuần thú và nơi các quan trong trấn mỗi năm hai lần đến tế lễ hoặc làm lễ Bái vọng mỗi khi có chiếu chỉ của Vua. Phía trước là một sân gạch rộng, ngoài cổng có bức bình phong Long Vân Khánh Hội. Tiếp đó là Đoan Môn có 3 cửa ra vào, nhìn thẳng ra cột cờ (Kỳ đài) xây trên một bệ hình chóp vuông cụt có 2 cấp bằng đá ong. Cột cờ cao khoảng 30m dùng để treo cờ. Phía Tây là Võ Miếu - thờ các chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ thành.

Xưa kia ở 4 góc thành có 4 giếng nước to hình vuông, sâu khoảng 6m, có bậc xây xuống tận đáy. Cạnh đó là Dinh thự và Công đường của các quan đầu tỉnh. Phía đông Vọng cung là Ngục thất (trại giam), Kho lương và Trại con gái (nơi vợ con binh lính ở). Hiện nay thành cổ Sơn Tây đang được từng bước khôi phục lại để lưu giữ một di tích thành trì có giá trị. 

* Xin cho biết lịch sử chữ Hán ở Nhật Bản?

Đỗ Văn Hoành, Cẩm Phả, Quảng Ninh

Chữ Hán bắt nguồn từ Trung Quốc từ thời xa xưa dựa trên việc quan sát đồ vật xung quanh và viết thành dạng chữ tượng hình, chữ mang ý nghĩa.

Chữ Hán ở Nhật được gọi là Kanji, Hán Tự, và được du nhập vào Nhật theo con đường giao lưu buôn bán giữa Nhật và Triều Tiên vào khoảng thế kỷ thứ 4, 5 CN. Tiếng Nhật cổ đại vốn không có chữ viết, nên khi chữ Hán du nhập vào Nhật, người Nhật dùng chữ Hán để viết tiếng nói của họ. Dạng chữ đầu tiên người Nhật sáng tạo từ chữ Hán để viết tiếng Nhật là chữ Man-yogana. Hệ thống chữ viết này dựa trên chữ Hán và khá phức tạp. Chữ Man-yogana được đơn giản hóa thành Hiragana và Kagakana. Cả hai loại chữ này trải qua nhiều lần chỉnh lý và hoàn thiện mới trở thành chữ viết ngày nay ở Nhật.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất