| Hotline: 0983.970.780

Thanh gươm gắn liền với cha đẻ châu Âu

Thứ Tư 04/12/2013 , 09:42 (GMT+7)

Để có được những chiến thắng vang dội trên chiến trường, trở thành hoàng đế vĩ đại Charlemagne đã nhờ đến sự giúp đỡ của thanh gươm báu Joyeuse.

Charles Đại đế, vị vua vĩ đại của người Frank cổ, lãnh thổ bao gồm cả Đức và Pháp hiện nay đồng thời cũng là Hoàng đế của La Mã. Với những cuộc chinh phục quy mô và củng cố bộ máy chính quyền, ông được xem là người đưa Tây Âu đến được sự hưng thịnh trong thời kỳ Trung cổ thậm chí sang cả thời Phục hưng.

Để có được những chiến thắng vang dội trên chiến trường, trở thành hoàng đế vĩ đại Charlemagne đã nhờ đến sự giúp đỡ của Joyeuse.

Joyeuse là tên của gươm báu tùy thân của Charlemagne. Ngày nay, có hai thanh gươm được cho là gươm Joyeuse. Một là một thanh gươm được lưu giữ ở kho báu Hoàng gia Áo Schatzkammer Weltliche tại Vienna, Áo, thanh còn lại được lưu giữ ở Bảo tàng Louvre, Pháp.

Lưỡi gươm được trưng bày tại Bảo tàng Louvre được cho là được làm một phần từ thanh gươm ban đầu của Charlemagne. Thanh gươm này được hợp thành từ các chi tiết của nhiều thế kỷ khác nhau, do đó, khó có thể nhận dạng chắc chắn nó là thanh gươm Joyeuse.

Chủ nhân vĩ đại

Charlemagne hay Charles Đại đế là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử châu Âu. Ông là vua của người Frank, một dân tộc sống trong khu vực được gọi là nước Pháp ngày nay.

Năm 768, ông thừa kế vương miện cùng người anh em Carloman, nhưng sau khi Carloman qua đời vào năm 771 Charles là người cai trị duy nhất, đồng thời làm người bảo hộ cho Đức Giáo hoàng. Sau đó, ông liên tiếp tham gia những cuộc chiến với người Saxons, Lombards và đều may mắn chiến thắng những kẻ thù của Đức Giáo hoàng.

Đến năm 800 thì Chalers đã được nhận chức Imperator Augustus do Giáo hoàng Leo III ban tặng vào ngày 25/12/800, trở thành Hoàng đế La Mã.

Cũng như các hoàng đế tiền nhiệm, sức mạnh quân sự chính là con bài chiến lược của Charles, điều giúp ông trở nên nổi bật so với những nhà vua khác. Không giống như những gì xuất hiện trên phim hoạt hình Disney, thời Trung Cổ để trở thành vua phải là một chiến binh dũng mãnh. Một vị vua đồng thời là tướng quân, là người đàn ông được tôi rèn từ chiến tranh.


Joyeuse trưng bày trong bảo tàng Louvre, Paris

Ngoài sức mạnh trên chiến trường, Charles cũng là một hoàng đế có chế độ cai trị tuyệt vời khi tạo ra những thay đổi phù hợp với người dân, tạo tiền đề tốt cho những hoàng đế tiếp theo. Nông nghiệp, thương mại và pháp luật phát triển mạnh mẽ trong thời gian ông cai trị.

Mặc dù sau khi qua đời vương quốc của ông bị chia nhỏ nhưng những người lãnh đạo vẫn đi theo con đường của ông và di sản của Charles Đại đế để lại cho đời sau là không thể xóa nhòa.

Ngày hôm nay ông không chỉ được coi là người cha sáng lập của cả hai chế độ quân chủ ở Pháp và Đức (nước Đức ở đây là nước Áo, nước Đức hiện đại chỉ được thành lập ở thế kỷ 19 với nòng cốt là nước Phổ), mà còn là cha đẻ của châu Âu. Đế chế của ông đã lần đầu tiên thống nhất được các lãnh thổ ở Tây Âu kể từ sự sụp đổ của đế chế La Mã, và sự phục hưng của Carolingian đã khuyến khích sự hình thành một bản sắc chung của châu Âu.

Thanh gươm báu bí ẩn

Trong suốt triều đại của mình, Charlemagne đã để lại nhiều câu chuyện nổi tiếng mà một trong số đó là truyền thuyết về thanh gươm Joyeuse của ông.

Charlemagne đã tham gia vào các trận chiến gần như liên tục trong suốt triều đại của mình, và thường ở vị trí tiên phong của đội vệ sỹ SCARA tinh hoa của ông với thanh gươm huyền thoại Joyeuse trong tay.

Đây là thanh gươm nhiều lần được sử dụng trong các lễ đăng quang của nhà vua nước Pháp. Lịch sử hào nhoáng của thanh gươm Joyeuse được biết đến lần đầu tiên vào năm 1270, trong lễ đăng quang của Vua Philip. Sau đó, các tu sĩ tại tu viện Saint-Denis đã cất giữ nó trong suốt thời gian từ 1505 đến ngày 5/12/1793, khi Joyeuse được chuyển về Bảo tàng Louvre.

Chuôi của Joyeuse được làm bằng vàng khối, có 2 con rồng bám dọc thân gươm tạo thành hình chữ thập và cặp mắt của chúng là những viên ngọc lưu ly tuyệt đẹp. Một số người tin rằng lưỡi gươm đã được rèn từ thời Trung Cổ của Charles Đại đế nhưng số khác lại nghĩ nó đã được phục chế vào năm 1804, ba năm sau lễ đăng quang của Napoleon.

Về phần vỏ gươm thì chắc chắn được chế tác sau thời của Charles với nguyên liệu bạc khối, trang trí bằng đá quý và một hoa văn trang trí truyền thống của châu Âu có tên gọi fleur-de-lis bằng nhung tím.

Lưỡi của Joyeuse dày chứ không mảnh như các thanh gươm thời sau, dài 82.8 cm và rộng 45mm tại phần gắn với chuôi. Nhiều người đã hoài nghi về việc lưỡi gươm đã được rèn lại vào năm 1804 nhưng chính hình dáng của nó đã nói lên rằng nó được rèn từ thời Trung Cổ.

Những truyền thuyết

Có những lời đồn đoán về việc thanh gươm được rèn để giấu một mũi giáo bên trong đó hay được làm ra từ loại vật liệu tương tự với thanh Durendal của Hiệp sĩ Roland, một chiến binh của Charles hay thanh Curtana của Ogier, người bạn Đan Mạch của Charles. Tuy nhiên, tất cả đều chỉ là lời đồn và chưa có ai chứng thực được thông tin này.

Ngoài ra, trong các bài hát cổ xưa như "Song of Roland" từ thế kỷ 11 đã mô tả thanh gươm như sau: “Charlemagne khoác trên mình bộ áo giáp trắng, chiếc mũ sắt được nạm vàng và đá quý, bên hông ông đeo thanh gươm Joyeuse, một vũ khí phù hợp nhất với Hoàng đế, có khả năng đổi màu 30 lần mỗi ngày và sáng như ánh mặt trời”.

Sau đó 700 năm, cuốn sách thần thoại của nhà văn người Mỹ Bulfinch đã mô tả Charlemagne dùng Joyeuse để chém bay đầu chỉ huy Corsuble của người Saracen - từ để chỉ những người Hồi giáo trong giai đoạn sau của thời Trung cổ.

Hiện nay, có một thị trấn ở Ardèche, Pháp mang tên thanh gươm Joyeuse. Cái tên của thị trấn cũng là một câu chuyện liên quan đến số phận thanh gươm báu trên chiến trường.

Trong một cuộc chiến đẫm máu, Charles đã để mất thanh gươm của mình, tuy nhiên một hiệp sĩ dưới trướng của ông đã tìm lại được. Để bày tỏ lòng biết ơn với chiến binh của mình, Charles Đại đế đã ban cho anh ta một vùng đất rộng lớn để làm ăn và đặt tên là Joyeuse. (Còn nữa)

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm