| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hóa: Không còn dịch tả lợn châu Phi

Thứ Sáu 13/03/2020 , 14:39 (GMT+7)

Sau hơn 1 năm đối phó, đến thời điểm này, Thanh Hóa đã khống chế được dịch tả lợn châu Phi. Thanh Quân (Như Xuân) là xã cuối cùng công bố hết dịch.

Dịch tả lợn châu Phi gây thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi Thanh Hóa. Ảnh: Võ Dũng.

Dịch tả lợn châu Phi gây thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi Thanh Hóa. Ảnh: Võ Dũng.

Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh Thanh Hóa, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) xuất hiện tại địa phương vào ngày 23/2/2019 tại xã Định Long (Yên Định).

Ngay lập tức, ngành nông nghiệp và các địa phương ở tỉnh tổ chức công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng; thành lập chốt kiểm soát dịch theo quy định.

Toàn tỉnh thành lập 5 chốt kiểm dịch động vật liên ngành tạm thời tại các đầu mối giao thông và 3 chốt kiểm soát cửa khẩu; tăng cường lực lượng cho 2 Trạm Kiểm dịch động vật đầu mối giao thông để phòng, chống dịch.

Theo đó, 7 Trạm và chốt kiểm dịch đã được triển khai thực hiện với đầy đủ thành phần và thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy định.

Cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa tiêu hủy gần 14,4 triệu tấn lợn nhiễm DTLCP. Ảnh: Võ Dũng.

Cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa tiêu hủy gần 14,4 triệu tấn lợn nhiễm DTLCP. Ảnh: Võ Dũng.

Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi - Thú y Thanh Hóa, DTLCP xuất hiện tại tỉnh vào ngày 23/2/2019.

Tính đến đến hết ngày 12/3/2020, trên địa bàn tỉnh, DTLCP đã xảy ra tại 27/27 huyện, thị xã, thành phố; buộc phải tiêu hủy trên 214.000 con lợn với tổng trọng lượng gần 14,4 nghìn tấn.

Từ khi phát sinh dịch bệnh đến nay, 27 huyện, thị xã, thành phố đã thành lập 50 tổ kiểm soát lưu động và 649 chốt kiểm soát.

Các địa phương ổ chức triển khai vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất.

Tổng số huy động để thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh từ đầu năm 2019 đến nay gần 211 nghìn lít hóa chất và nhiều trang phục, bảo hộ phòng dịch.

Từ ngày 1/1/2019 đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện lấy gần 4,5 nghìn mẫu giám sát dịch bệnh trên lợn.

Với nhiều nỗ lực trong công tác phòng chống dịch, tính đến ngày 13/3/2020, Thanh Hóa đã qua 31 ngày chưa phát sinh dịch lại. Xã cuối cùng tại Thanh Hóa công bố hết DTLCP là Thanh Quân (Như Xuân).

Ông Đặng Văn Hiệp, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y Thanh Hóa cho biết, đã qua 31 ngày không phát sinh ổ dịch mới trên đàn lợn.

Tuy vậy, chính quyền các địa phương cần tuyên truyền để người dân không lơ là công tác phòng dịch; thực hiện nghiêm tháng tiêu độc khử trùng.

“Tái đàn thời điểm này rất quan trọng. Tuy nhiên, với những địa phương vừa mới công bố hết dịch phải tái đàn đúng quy định theo chỉ đạo của Bộ NN-PTNT và Sở NN-PTNT. Các hộ, trang trại chăn nuôi chỉ tái đàn 10% công suất, sau 30 ngày, nếu không xuất hiện dịch bệnh mới tái đàn hết công suất. Bên cạnh đó, các địa phương phải tăng cường công tác kiểm soát giết mổ” – ông Hiệp cho biết thêm.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.