| Hotline: 0983.970.780

Nam Định công bố hết dịch tả lợn châu Phi

Thứ Năm 27/02/2020 , 21:01 (GMT+7)

Đến thời điểm hiện tại, 100% xã, phường, thị trấn ở Nam Định công bố hết dịch tả lợn châu Phi (DTLCP).

Tiêu hủy lợn dịch tại huyện Trực Ninh vào tháng 3/2019. Ảnh: Mai Chiến.

Tiêu hủy lợn dịch tại huyện Trực Ninh vào tháng 3/2019. Ảnh: Mai Chiến.

Ông Ninh Văn Hiểu, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nam Định cho hay, bệnh DTLCP xuất hiện tại Nam Định đã gây thiệt hại lớn.

Năm 2019, tổng số lợn phải tiêu hủy là 266.070 con tại 37.707 hộ chăn nuôi lợn (lợn nái 57.966 con, lợn đực 897 con, lợn thịt 97.173 con, lợn choai 46.658 con, lợn con 63.376 con). Tổng trọng lượng phải tiêu hủy là 14.511 tấn. Tổng thiệt hại khoảng 560 tỉ đồng.

Sau gần 1 năm “chìm ngập” trong dịch bệnh, đến thời điểm hiện tại, 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Nam Định công bố hết bệnh DTLCP. Các địa phương đang từng bước tái đàn.

Theo ông Hiểu, những tháng cuối năm 2019, tình hình bệnh DTLCP từng bước được khống chế, nhu cầu thực phẩm tăng cao vào dịp Tết Nguyên đán nên một số hộ chăn nuôi đã thực hiện tái đàn.

Tuy nhiên, nguồn giống khan hiếm; giá con giống cao từ 1,8 - 2,3 triệu đồng/con nên tỷ lệ tái đàn thấp (khoảng 35.000 con lợn). Ngành chăn nuôi tỉnh Nam Định đặt mục tiêu đến hết tháng 6/2020, tổng đàn lợn sẽ đạt 600.000 con.

Trước đó, vào tháng 3/2019, Nam Định phát hiện ổ DTLCP tại hộ gia đình ông Phạm Văn Kiên, xóm 9, xã Trực Thắng, huyện Trực Ninh. Số lợn phải tiêu hủy là 80 con. Thời điểm đó, Nam Định là tỉnh thứ 13 trong cả nước ghi nhận có DTLCP.

Xem thêm
Phát hiện ổ dịch lở mồm long móng tại Thanh Hóa

Cơ quan chức năng đã tiến hành tiêu hủy 30 con lợn, tổng khối lượng hơn 600kg để ngăn chặn tình trạng lây lan dịch từ lợn bệnh sang lợn khỏe.

Rau màu ùn ứ, giá rẻ như cho

NGHỆ AN Nông dân vùng rau xã Quỳnh Liên (thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) buồn bã khi giá rau ràu tụt dốc không phanh.

Làm nông nghiệp kiểu Quảng Tây: 'Nói chuyện' với cây trồng

QUẢNG NINH Với công nghệ thông minh, nông dân tại Quảng Tây (Trung Quốc) hoàn toàn có thể 'nói chuyện' với cây trồng để bắt bệnh.

Bình luận mới nhất