| Hotline: 0983.970.780

Thành lập Văn phòng Chứng chỉ rừng Việt Nam

Thứ Sáu 26/04/2019 , 16:21 (GMT+7)

Chiều 26/4 tại Hà Nội, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) tổ chức Hội thảo Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng Việt Nam, đồng thời công bố thành lập Văn phòng Chứng chỉ rừng Việt Nam (VFCS)

Trước khi tham dự Hội thảo, Ông Benjammin Gunerberg, Tổng giám đốc Chương trình Chứng nhận Chứng chỉ rừng (PEFC) đã tới chào xã giao và làm việc với Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Cao Chí Công, quản lý rừng bền vững tại Việt Nam đã được Chính phủ, Bộ NN-PTNT quan tâm chỉ đạo thực hiện từ nhiều năm qua, thể hiện tại Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn  2006 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007.

Chiến lược xác định mục tiêu đến năm 2020 phải thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,2 triệu ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp và có ít nhất 30% diện tích rừng sản xuất tương ứng với khoảng 2 triệu ha rừng phải được được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Cao Chí Công

"Trong thời gian tới, để vận hành được Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia, Chúng tôi mong muốn có sự phối hợp, hợp tác chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế, đặc biệt là các chủ rừng, các doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản trong việc vận hành hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia, xây dựng và phát triển thương hiệu của hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia, tạo uy tín trên trường quốc tế”. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Cao Chí Công.

Bên cạnh đó, với sự phát triển mạnh mẽ, ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu của Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ, thị trường tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ được mở rộng và có mặt ở hơn 120 quốc gia trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản liên tục tăng nhanh trong giai đoạn 2010 – 2015 với tốc độ tăng bình quân khoảng 28%/năm.

Năm 2018, giá trị xuất khẩu của ngành đã đạt 9,382 tỷ USD vượt so với mục tiêu 7,8 tỷ USD xuất khẩu của Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2020. Tuy đạt được những kết quả đáng khích lệ và ghi nhận, ngành chế biến và xuất khẩu lâm sản nước ta cũng đang đứng trước những thách thức lớn, nhiều thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam có những yêu cầu rất cao về kiểm soát nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu và các tiêu chuẩn quốc tế về Quản lý rừng bền vững, điều đó đòi hỏi các nhà sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam phải đảm bảo sử dụng nguồn nguyên liệu hợp pháp, có chứng chỉ quản lý rừng bền vững thì mới xuất khẩu được sang các thị trường lớn.

Tính đến nay, diện tích chứng chỉ rừng Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 236,998 ha con số này còn khá khiêm tốn so với mục tiêu đề ra đồng thời chưa đáp ứng được nhu cầu gỗ có chứng chỉ cho xuất khẩu.

Chính vì vậy, thực hiện Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng, trong đó cho phép thành lập Hệ thống Chứng chỉ rừng quốc gia, đồng thời giao Bộ NN-PTNT thành lập văn phòng chứng chỉ Quản lý rừng bền vững, là cơ quan đầu mối để vận hành hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia, nhằm thực hiện hiệu quả quản lý rừng bền vững cho toàn bộ diện tích rừng hiện có, từng bước đảm bảo và nâng cao giá trị về kinh tế, xã hội và môi trường của rừng phù hợp với yêu cầu và tiến trình phát triển của quốc tế trong việc đảm bảo nguồn nguyên liệu hợp pháp, có chứng chỉ cho sản xuất, chế biến xuất khẩu lâm sản.

Theo ông Cao Chí Công, Văn phòng Chứng chỉ quản lý rừng bền vững được thành lập sẽ là đầu mối hợp tác với các tổ chức chứng chỉ rừng quốc tế, các cơ quan, tổ chức liên quan để vận hành hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia; Chủ trì và triển khai các hoạt động chứng chỉ rừng tại Việt Nam; Xây dựng và phát triển thương hiệu Chứng chỉ rừng Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế; đồng thời tổ chức việc kiểm tra giám sát việc cấp chứng chỉ rừng của hệ thống quốc gia.

Ông Benjammin Gunerberg, Tổng giám đốc PEFC

Ông Benjammin Gunerberg, Tổng giám đốc Chương trình Chứng nhận Chứng chỉ rừng (PEFC) chia sẻ, PEFC là tổ chức quốc tế dành riêng cho chứng chỉ rừng quốc tế. Hiện PEFC đang hiện diện khắp toàn cầu với 44 hệ thống quốc gia được chứng thực, có 50 quốc gia thành viên, hơn 20.000 chứng nhận CoC tại 71 quốc gia với tổng trên tịch trên 309 triệu ha được chứng nhận PEFC, chiếm 60% thị phần của tất cả các khu rừng được chứng nhận trên thế giới.

Ông Benjammin Gunerberg nhận mạnh: “PEFC sẽ thúc đẩy quản lý rừng bền vững thông qua chứng nhận độc lập của bên thứ 3. Thiết lập tiêu chuẩn cho Quản lý rừng bền vững và Chuỗi hành trình sản phẩm. Các tiêu chuẩn của chúng tôi tập trung cụ thể vào việc cho phép các chủ hộ rừng nhỏ có được chứng nhận. Qua đó, nhân sinh thái của chúng tôi cho phép các doanh nghiệp và người tiêu dùng xác định các sản phẩm từ các khu rừng được quản lý bền vững."

PEFC đã và đang hỗ trợ Việt Nam giải quyết một số thách thức với ngành lâm nghiệp như phát triển chương trình chứng nhận rừng Việt Nam. Nguồn kiểm soát dăm gỗ CoC. Hệ thống chứng nhận FM và CoC cho Liên minh HTX Huế. Kiểm soát nguồn gốc CoC FAO FLEGT SME. Hệ thống DDs của Hiệp hội Lâm sản Gỗ Bình Định và Văn phòng Hỗ trợ Chứng nhận PEFC tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

 

Xem thêm
Yến sào Đức Cơ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Gia Lai Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Yến sào Đức Cơ Salangane’s Nest, mở cơ hội để kinh tế huyện Đức Cơ bứt phá.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Đấu giá sâm Ngọc Linh để xóa nhà tạm cho đồng bào Xơ Đăng

Hai củ sâm Ngọc Linh được đấu giá 238 triệu đồng. Toàn bộ số tiền này được dùng để xóa nhà tạm cho đồng bào dân tộc Xơ Đăng ở huyện Nam Trà My.

Bộ GTVT yêu cầu đẩy nhanh 8 dự án trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc- Nam

Mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh ra công yêu cầu đẩy nhanh 8 dự án trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam.