| Hotline: 0983.970.780

Thành triệu phú nhờ ong

Thứ Ba 28/07/2015 , 06:27 (GMT+7)

Anh Nguyễn Văn Sinh ở thôn Hương La, xã Tân Lãng, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) là chủ nhân của đàn ong cho thu lãi hàng trăm triệu mỗi năm. Anh Sinh đến với nghề nuôi ong một cách rất tình cờ.

08-34-49_nh
Anh Sinh kiểm tra đàn ong

Năm 1992, anh bị đau dạ dày phải dùng tới mật ong. Từ đó anh bắt đầu học nuôi ong để lấy mật trị bệnh cho mình. Ban đầu anh chỉ nuôi hai thùng chủ yếu để phục vụ gia đình, anh chưa nghĩ đến việc làm giàu từ ong.

Sau một thời gian tích lũy kinh nghiệm và nghiên cứu thêm sách vở, anh nhận ra rằng nuôi ong lấy mật và sáp ong rất đơn giản, không khó nhưng đòi hỏi người nuôi phải khéo léo, tỉ mỉ. Hơn nữa, phải hiểu những đặc tính của ong như xây tổ, chia đàn, cho ăn, đưa chúng đi lấy mật... Với khu vườn rộng gần 5 sào, anh đã phân ra trồng các loại cây ăn quả như nhãn, vãi, bưởi để ong có nguồn thức ăn quanh năm.

Hiện anh Sinh có hơn 100 thùng ong do mình tự thiết kế. Mỗi thùng anh để từ 5 - 7 cầu. Mỗi năm thu khoảng 1,2 - 1,4 tấn mật ong. Mỗi lít mật bán ra từ 200 - 250 nghìn đồng. Ngoài ra, đến mùa đông anh lại cấy chúa để nhân nuôi và chia đàn. Mỗi năm, anh bán được 80 - 100 đàn với giá 250 nghìn đồng/đàn. Bình quân mỗi năm thu nhập từ 200 - 250 triệu đồng.

Ngoài ra, anh còn tận dụng quỹ đất để trồng cây ăn quả theo mùa, vừa có thêm thu nhập vừa có nguồn thức ăn cho ong. Anh còn mạnh dạn đầu tư nuôi 500 con gà thả vườn.

Anh Sinh chia sẻ: “Nuôi ong cho hiệu quả kinh tế cao, do không tốn nhiều diện tích, vốn đầu tư không nhiều, đặc biệt ít tốn công chăm sóc. Ong hút mật giúp cây ăn quả thụ phấn tốt hơn, làm tăng năng suất, chất lượng trái. Tuy nhiên, môi trường hiện nay ô nhiễm nặng, ông sinh sản thường thối ấu trùng. Vì vậy khâu phòng trị bệnh là rất quan trọng".

Xem thêm
Chăn nuôi nhỏ lẻ chật vật xoay sở trong nắng nóng

Nắng nóng kéo dài, diện tích đồng cỏ tự nhiên thu hẹp cùng với giá bán giảm khiến cho nhiều hộ chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ tại Đắk Lắk gặp nhiều khó khăn.

Vacxin Tembusu nhập khẩu chính ngạch đầu tiên về Việt Nam được đánh giá bài bản

Việc cho phép nhập khẩu vacxin Tembusu chính ngạch giúp người chăn nuôi thủy cầm có một công cụ quan trọng để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Mưa dông khiến nhiều diện tích sầu riêng bị gãy đổ, rụng quả la liệt

Những cơn mưa dông đầu mùa đã khiến nhiều diện tích sầu riêng trên địa bàn tỉnh Gia Lai bị gãy đổ, quả rụng la liệt trước sự bất lực của người dân.

Lúa cỏ có ảnh hưởng đến ngành lúa gạo Việt Nam?

Cần xây dựng một chương trình dài hạn 15 năm (2030 - 2045) về 'Thực trạng và nguy cơ lúa cỏ ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh lúa gạo tại Việt Nam'.