| Hotline: 0983.970.780

Thất trảm chi sớ, nghĩa động càn khôn

Thứ Năm 16/09/2010 , 10:36 (GMT+7)

Hành động dâng "thất trảm sớ" của Chu Văn An đều được các sử gia phong kiến ca ngợi "thất trảm chi sớ, nghĩa động càn khôn" (nghĩa khí của tờ sớ thất trảm làm chấn động cả trời đất).

Đền thờ Chu Văn An mới được trùng tu, tôn tạo
Chí Linh nghĩa là vùng đất tối thiêng. Quả vậy, Chí Linh có một địa thế rất đặc biệt. Trên có núi Côn, núi Phượng. Dưới có sáu con sông như sáu con rồng cùng chầu vào một viên ngọc (lục đầu giang).

>> Tôi sáng không gặp vua hiền
>> Nhà canh tân Nguyễn Trường Tộ
>> Khát vọng canh tân và bi kịch

Chính vì là đất thiêng nên tam tổ của Trúc Lâm (đệ nhất tổ Trần Nhân Tông, Đệ nhị tổ Pháp Loa, Đệ tam tổ Huyền Quang) có thời gian đã về đây tu hành và hoằng dương đạo pháp. Đây cũng là nơi đức Quốc Công Tiết chế Hưng đạo đại vương ở từ sau chiến thắng quân Nguyên lần thứ ba cho đến lúc về trời, cuối triều Trần, Băng Hồ tướng công Trần Nguyên Đán cũng tìm về đây ở ẩn. Rồi cháu ngoại của ngài là khai quốc công thần triều Lê, danh nhân văn hóa thế giới (được UNESCO công nhận) Nguyễn Trãi, được triều đình cử vừa làm chức coi chùa Côn Sơn vừa trông coi đạo Đông Bắc, cũng có một thời gian dài sống ở Chí Linh. Ngày nay, Chí Linh là một huyện của tỉnh Hải Dương…

Đất thiêng thường có danh sơn, Phượng Hoàng là một dẫy núi tuyệt đẹp của Chí Linh, có 72 ngọn, có suối nước trong vắt, nằm trên địa phận xưa là xã Kiệt Đặc thuộc tổng Kiệt Đặc huyện Chí Linh. Kiệt Đặc là một xã nhỏ, thời phong kiến chỉ độ vài ba trăm dân mà có tới 18 vị đỗ đại khoa (tiến sỹ). Đây cũng chính là quê hương của Nguyễn Thị Duệ, người con gái bất chấp lệnh cấm của triều đình, đã giả trai đi thi, đỗ tiến sỹ vào cuối triều Mạc, sau được triều đình phong tặng là "nhất kính chiếu tam vương", còn dân thì gọi bà là “Bà chúa Sao Sa”. Chí Linh có "bát cổ" ( tám di tích lịch sử) thì Kiệt Đặc chiếm bốn. Đó là Huyền Thiên cổ tự ( chùa lớn làm từ đầu đời Trần); Thượng tể cố trạch (nhà cũ của Quốc phụ thượng tể Trần Quốc Trân thời vua Trần Minh Tông); Trinh Phi Cổ tháp (thờ bà Nguyễn Thị Duệ).

Nổi tiếng nhất là Tiều ẩn cổ bích hay Chu Văn Trinh ẩn cư xá (nhà cũ của cụ Tiều ẩn tức Chu Văn An). Quả vậy, Kiệt Đặc càng nổi tiếng từ khi được thầy Chu Văn An chọn làm nơi ẩn cư. Từ năm 1945, Kiệt Đặc mang tên mới là xã Văn An, để ghi nhớ một người thầy lớn, có một nhân cách lớn và một dũng khí lớn. Đền thờ thầy Chu nằm dưới chân núi Phượng Hoàng, trước đây khiêm tốn, giản dị như chính cuộc đời của thầy, nhưng từ năm 2008, đền đã được UBND tỉnh Hải Dương xuất 16 tỷ trùng tu, tôn tạo thành một ngôi đền rất hoành tráng…

Chu Văn An tên thật là Chu An, tên chữ là Linh Triệt, thời ở ẩn lấy hiệu là Tiều ẩn, sinh vào triều vua Trần Minh Tông tại làng Văn Thôn xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm, nay là xóm Văn, xã Thanh Liệt huyện Thanh Trì (Hà Nội). Ông đỗ Thái học sinh (tiến sỹ) nhưng không ra làm quan, mở trường dạy học tại làng Huỳnh Cung bên kia sông Tô Lịch, chẳng bao lâu thầy Chu nổi tiếng là người thầy đức độ, tài năng. Câu chuyện miếu Gàn và đầm Mực ở Thanh Liệt (Thanh Trì, Hà Nội) còn đó, ghi lại chuyện vua Thủy Tề vì mến đức, phục tài thầy Chu An, đã cho hai con biến thành người đến xin thụ giáo. Gặp năm trời hạn hán, hai anh vì theo lời thầy nên trái lệnh trời, làm mưa cứu dân, kết quả là họ bị trời sai Thiên lôi đánh chết...

Ngoài 20 tuổi, thầy Chu Văn An được vua Trần Minh Tông mời làm chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám (Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên ở nước ta, lập từ đời Lý. Chức tư nghiệp tương đương với chức hiệu trưởng bây giờ), trực tiếp dạy Thái tử. Đến đời Trần Dụ Tông thì triều Trần đã suy. Vua mê muội, hôn ám, trác táng trụy lạc, không còn tư cách của một ông vua nữa. Sách Đại Việt sử ký toàn thư đã ghi lại một số hành động của vua như giết trẻ con lấy mật, hòa với “dương khởi thạnh” uống, thông dâm với chị ruột là công chúa Bảo Ninh để… chữa bệnh liệt dương (?), lại triệu những nhà giầu ở Bắc Ninh vào cung để cùng với mình… đánh bạc, mỗi tiếng bạc đến 300 quan tiền. Nhiều đêm vua lẻn ra khỏi cung cưỡi thuyền đi chơi, có lần bị bọn kẻ cướp cướp sạch cả ấn tín, kiếm báu…

Ngày nay, không ít kẻ chê thầy là xử sự một cách tiêu cực. Nhưng, thử hỏi hàng ngàn kẻ "mũ cao áo rộng" của mấy triều đại từ cổ chí kim, đã ai làm được như thầy?
Vua như vậy, nên bọn quyền thần thỏa sức "mình vuông hiếp chúng, gỗ tròn lăn dân", đời sống của dân vô cùng khốn khổ, trộm cướp nổi lên như ong. Thấy vậy, thầy Chu dâng sớ xin vua tiến hành cải cách một số lĩnh vực, làm trong sạch bộ máy hành chính, trước mắt chém ngay bảy tên tham quan, nịnh thần, đều là những kẻ được vua tin dùng, yêu quý, đồng thời chăm lo đến muôn dân. Tờ sớ đó được gọi là “thất trảm sớ”. Ngày nay, nội dung của tờ sớ ra sao? Những kẻ bị thầy kết tội, đòi chém là những ai? Chúng đã làm những điều tàn ác như thế nào? Chúng ta không còn được biết, vì sớ đã bị thất lạc.

Chỉ biết rằng việc làm đó của thầy đều được các sử gia phong kiến ca ngợi "thất trảm chi sớ, nghĩa động càn khôn" (nghĩa khí của tờ sớ thất trảm làm chấn động cả trời đất). Không được vua nghe theo, không chấp nhận việc sống chung trong triều với bọn quyền thần tham nhũng, thầy trả mũ áo về Kiệt Đặc ẩn cư "thân cùng mây trắng vấn vương - lòng như giếng cổ, chẳng thường gợn tăm"... Sau khi mất (26 tháng 10 năm Canh Tuất - 1370), bài vị của thầy Chu Văn An được thờ trong Văn Miếu, cạnh bài vị của bậc "vạn thế sư biểu" Khổng Tử, triều đình ban cho thầy tước “Văn Trinh Công”, có lẽ vì thế mà tên của thầy từ Chu An thành Chu Văn An. Trên sáu trăm năm nay đền thờ thầy - được xây dựng ngay ở nơi thầy ẩn cư - khói nhang không dứt. (còn nữa)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm