| Hotline: 0983.970.780

Thế giới trước cuộc đại tuyệt chủng thứ 6

Thứ Tư 31/10/2018 , 10:30 (GMT+7)

Chỉ trong vòng hơn 40 năm, 60% số lượng các giống loài trên thế giới đã bị huỷ diệt bởi bàn tay của con người. Các chuyên gia hàng đầu tin rằng trái đất đang bước vào giai đoạn đầu của cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6.

Đây là kết quả nghiên cứu của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF), có sự tham gia của gần 60 nhà khoa học hàng đầu trên toàn cầu. Báo cáo cho biết từ năm 1970 đến nay, loài người đã tiêu diệt khoảng 60% các loài động vật có vú, chim, cá, bò sát. Nhu cầu lương thực và các hoạt động đời sống khác của con người là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tình trạng trên. Theo WWF, đây là thực trạng đáng báo động trong bối cảnh đời sống con người phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, từ nước, khí hậu sạch tới những thứ khác.

Nhiều loại động thực vật trên trái đất đã biến mất do tác động của con người

“Chúng ta như những kẻ mộng du, đang bước tới gần bờ vực. Nếu dân số thế giới giảm 60%-Giám đốc Nghiên cứu và bảo tồn WWF, ông Mike Barrett lấy ví dụ-nó cũng tương đương với việc Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Phi, châu Âu, Trung Quốc và châu Đại dương sạch bóng con người”.

Theo ông Mike Barrett, tình trạng hiện nay sẽ tác động rất xấu tới tương lai của loài người trên trái đất. Lý do bởi con người không thể sống mà thiếu không khí, đất, nước và các điều kiện tự nhiên khác. Giới chuyên gia cảnh báo, thế giới ngày nay đã có ý thức hơn trước tình trạng biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, việc các loài động thực vật trên trái đất bị huỷ diệt lại chưa nhận được sự quan tâm cần thiết. Giáo sư Johan Rockstrom thuộc Viện Nghiên cứu tác động của khí hậu Postdam (Hà Lan) cảnh báo, con người đang dần cạn thời gian để có thể khôi phục lại tự nhiên như trước đây.

WWF đã sử dụng chỉ số Living Planet Index dựa trên số liệu tổng hợp từ 16.704 loài động vật có vú, chim, cá, bò sát…để phân tích sự sụt giảm số lượng các loài động vật trên toàn cầu. Kết quả cho thấy từ năm 1970-2014, 60% đã bị biến khỏi trái đất. “Đây là một sự thực gây sốc”-chuyên gia Barrett cho biết.

Giáo sư Bob Watson (Anh) cho biết, đời sống tự nhiên và hệ thống động thực vật trên trái đất có vai trò đặc biệt quan trọng với con người. Ông Watson cho biết: “Tự nhiên không chỉ cung cấp thực phẩm, dinh dưỡng, nước sạch, năng lượng cho con người mà còn chi phối tới các giá trị văn hoá, tinh thần các quốc gia. Con người đang huỷ diệt tự nhiên với tốc độ không thể chấp nhận được, đe doạ đời sống hiện nay và cả tương lai”. Một số chuyên gia tin rằng với tốc độ biến mất của nhiều giống loài hiện nay, trái đất đang ở ngưỡng của một cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6, tiếp nối 5 cuộc đại tuyệt chủng trong lịch sử loài người trước đó.
 

“Hãy giảm ăn thịt”

Theo nghiên cứu, một số khu vực trên thế giới đang đối diện tình trạng đặc biệt nghiêm trọng, trong đó có Nam và Trung Mỹ. Ở hai khu vực này, số lượng giống loài biến mất lên tới 89%. Một ví dụ khác là Anh, nước đứng thứ 189/218 quốc gia về tỉ lệ đa dạng sinh học bị suy giảm trong năm 2016. Hoạt động của con người khiến cho môi trường sống của các loài động vật bị huỷ hoại. Khoảng 3/4 diện tích đất trên toàn cầu chịu tác động bởi con người. Ô nhiễm môi trường là một nguyên nhân khác khiến nhiều loài động vật bị giảm số lượng. Theo báo cáo, một nửa số cá voi sát thủ trên trái đất bị chết vì nguyên nhân này.

Các nhà khoa học WWF cũng cho biết, hệ thống sông ngòi và các ao hồ chịu tác động rất mạnh từ hoạt động của con người. Lượng nước ngọt trên trái đất đã giảm rất mạnh trong những thập niên qua, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ nước của loài người lại tăng lên. Nhiều khu vực thường xuyên đối diện tình trạng nắng nóng, hạn hán. Theo ông Mike Barrett, một giải pháp cần đặt ra hiện nay là con người nên giảm ăn thịt. Tổng Giám đốcc WWF International, Marco Lambertini cho rằng, con người không thể tiếp tục tình trạng lãng phí như hiện nay.

Báo cáo của WWF dù vậy cũng đưa ra những ngoại lệ. Ví dụ như số lượng hổ của Ấn Độ đã tăng lên 20%, và tương tự là gấu trúc của Trung Quốc, chủ yếu do các nỗ lực bảo tồn của hai quốc gia này. Theo WWF, cộng đồng thế giới bắt buộc phải chung tay nếu muốn duy trì và khôi phục tự nhiên. Chuyên gia Barrett cho biết, đây là thời điểm thích hợp và cũng là “cơ hội cuối” để loài người cứu tự nhiên, cũng là cứu chính mình.

(Theo Guardian, AFP)

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm