| Hotline: 0983.970.780

Thêm 5 giống lúa triển vọng mới cho vùng ĐBSCL

Thứ Sáu 17/02/2023 , 06:42 (GMT+7)

Cần Thơ Tại Hội thảo đánh giá giống lúa và giải pháp GroMore vụ đông xuân 2022 – 2023”, 5 giống lúa triển vọng mới do Viện Lúa ĐBSCL nghiên cứu, chọn tạo đã được công bố.

Công bố 5 giống lúa triển vọng

Dựa trên kết quả đánh giá, bình chọn từ các chuyên gia, HTX và bà con nông dân, Viện Lúa ĐBSCL đã công bố 5 giống lúa triển vọng mới, đặc tính vượt trội, có khả năng đưa vào sản xuất trên diện rộng. Cụ thể là các giống lúa OM34, OM46, OM35, OM3 và OM16. Từ đó bổ sung vào cơ cấu lúa giống phục vụ sản xuất lúa ở vùng ĐBSCL và một số vùng lân cận.

Dựa trên kết quả đánh giá, bình chọn từ các chuyên gia, HTX và bà con nông dân, Viện Lúa ĐBSCL công bố 5 giống lúa mới, có đặc tính vượt trội, là các giống lúa OM34, OM46, OM35, OM3 và OM16. Ảnh: Kim Anh.

Dựa trên kết quả đánh giá, bình chọn từ các chuyên gia, HTX và bà con nông dân, Viện Lúa ĐBSCL công bố 5 giống lúa mới, có đặc tính vượt trội, là các giống lúa OM34, OM46, OM35, OM3 và OM16. Ảnh: Kim Anh.

Theo đánh giá của Viện Lúa ĐBSCL, chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng đa dạng, chủ yếu là các loại gạo thơm cao cấp, chất lượng cao, gạo nếp, gạo Japonica. Vì thế, việc chú trọng nâng cao chất lượng gạo, truy xuất nguồn gốc để đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu rất được ngành nông nghiệp quan tâm.

Hàng năm, Viện Lúa ĐBSCL thường xuyên tổ chức các buổi khảo nghiệm giống lúa mới ở các địa phương, nhằm mục tiêu tìm ra các giống lúa triển vọng có đặc tính vượt trội bổ sung vào cơ cấu lúa. Theo kết quả khảo nghiệm VCU năm 2022 (Khảo nghiệm giá trị canh tác, giá trị sử dụng) do Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Nam Bộ thực hiện cho thấy, có 3 giống lúa cho năng suất cao, phẩm chất gạo ngon, tiềm năng phát triển tốt gồm: OM48, OM49 và OM52. Với giống lúa OM42 có thời gian sinh trưởng cực ngắn ngày, năng suất cao, phẩm chất gạo phù hợp cho công nghiệp chế biến. So với các năm trước, bộ giống lúa khảo nghiệm năm 2022 có giảm về số lượng, nhưng đa dạng về chủng loại, tính chống chịu và phân khúc thị trường gạo.

Giống lúa OM8 là một trong ba giống lúa do Viện Lúa ĐBSCL lai tạo đã được khảo nghiệm VCU, đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị lưu hành, đưa vào sản xuất trong năm 2023. Ảnh: Kim Anh.

Giống lúa OM8 là một trong ba giống lúa do Viện Lúa ĐBSCL lai tạo đã được khảo nghiệm VCU, đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị lưu hành, đưa vào sản xuất trong năm 2023. Ảnh: Kim Anh.

Bên cạnh đó, vừa qua đã có 3 giống lúa do Viện Lúa ĐBSCL lai tạo được khảo nghiệm VCU, đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị lưu hành, đưa vào sản xuất trong năm 2023 là giống OM8, OM34 và OM46. Những giống lúa này có lợi thế thời gian sinh trưởng dài ngày, đẻ nhánh khỏe, số bông/mét vuông nhiều đạt cao. Tiềm năng năng suất của giống lúa này có thể đạt 5 – 9 tấn/ha. Đặc biệt với giống lúa OM8 có khả năng chống chịu mặn khá.

Theo đánh giá của ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), việc chuyển đổi cơ cấu giống lúa là một trong những yếu tố quan trọng trọng điểm làm thay đổi sản xuất lúa của khu vực ĐBSCL. Viện Lúa ĐBSCL là đơn vị trọng điểm về nghiên cứu, chọn tạo và chuyển giao các giống lúa trong sản xuất. Hiện nay có thêm các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cùng nghiên cứu, lai tạo và chuyển giao.

Từ đó cho thấy việc nghiên cứu, chọn tạo và chuyển giao các giống lúa ngày càng được chú ý nhiều hơn, đóng góp vào năng suất lúa của Việt Nam. Vùng ĐBSCL có niềm tự hào riêng về Chiến lược phát triển ngành hàng lúa gạo và Chiến lược phát triển giống lúa ở Việt Nam. Từ đó, đưa Việt Nam trở thành quốc gia hình mẫu về nghiên cứu, chọn tạo, chuyển giao giống lúa trong sản xuất.

Nhiều giải pháp canh tác lúa tiên tiến được áp dụng

GroMore là một quy trình bảo vệ thực vật (BVTV) được xây dựng trên cơ sở tích hợp nhiều biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất lúa như: Chọn giống, làm đất, quản lý nước, bón phân, sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả, quản lý sau thu hoạch…

Thời gian qua, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam đã thực hiện 9 thí nghiệm diện hẹp kết hợp với các cơ quan nghiên cứu trên cả nước như: Viện Bảo vệ thực vật, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, Viện Lúa ĐBSCL, Viện Khoa học nông nghiệp miền Nam… Kết quả thí nghiệm cho thấy, giải pháp GroMore giúp tăng năng suất trung bình 0,73 tấn/ha, tương đương từ 10 – 30% năng suất so với canh tác truyền thống. Bên cạnh đó, giải pháp này cũng giúp giảm thiểu nhiều rủi ro lúa đổ ngã, sốc do điều kiện môi trường, tránh để lại dư lượng thuốc BVTV vượt mức cho phép sau thu hoạch…

Trong vụ lúa đông xuân 2022 – 2023 này, Viện Lúa ĐBSCL cũng phối hợp với Công ty Cổ phần Công nghệ Nano BSB đưa chế phẩm ECO OK một loại phân bón hữu cơ thành phần chủ yếu từ phụ phẩm trấu trong nông nghiệp, để phun cho cây lúa. Kết quả cho thấy, cây lúa xanh, sức sống mạnh, chống chịu sâu bệnh tốt, đặc biệt là tăng năng suất trên 1 tấn/ha.

Ông Nguyễn Việt Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty BSB giới thiệu giải pháp sử dụng chế phẩm ECO OK phù hợp với xu hướng kinh tế tuần hoàn hiện nay. Ảnh: Kim Anh.

Ông Nguyễn Việt Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty BSB giới thiệu giải pháp sử dụng chế phẩm ECO OK phù hợp với xu hướng kinh tế tuần hoàn hiện nay. Ảnh: Kim Anh.

Ông Nguyễn Việt Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty BSB cho rằng, giải pháp sử dụng chế phẩm ECO OK phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế tuần hoàn hiện nay. Qua quá trình đầu tư, phát triển tại vùng ĐBSCL, ông Hùng nhận thấy khối lượng phụ phẩm trấu của vùng tương đối lớn khoảng 5 triệu tấn/năm và có thể tái tạo hàng năm. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào cho doanh nghiệp tận dụng. Bằng việc ứng dụng các công nghệ cao, Công ty BSB đã biến những phụ phẩm trấu trở thành loại phân bón hữu cơ trả lại cho đất. Giá trị của các sản phẩm nông nghiệp từ đó cũng được nâng lên, đem lại giá trị gia tăng cao.

Với sự hỗ trợ của kỹ thuật công nghệ cao, giúp phụ phẩm nông nghiệp nâng cao giá trị gia tăng. Ảnh: Kim Anh.

Với sự hỗ trợ của kỹ thuật công nghệ cao, giúp phụ phẩm nông nghiệp nâng cao giá trị gia tăng. Ảnh: Kim Anh.

Hiện nay, sản phẩm đã có bản quyền bảo hộ toàn cầu, Công ty đang liên kết với nhiều đối tác để thử nghiệm trên các mô hình nông nghiệp ở Nhật Bản. Đồng thời, nghiên cứu khai thác giá trị từ phụ phẩm nông nghiệp để cung cấp nguyên vật liệu phục vụ ngành mỹ phẩm cho một số đối tác Mỹ.

Xem thêm
Nuôi cừu sinh sản thích ứng với biến đổi khí hậu

Ninh Thuận Mô hình nuôi cừu sinh sản thích ứng với biến đổi khí hậu giúp nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế tăng trên 10% so với chăn nuôi đại trà.

Phòng, chống bệnh động vật, khống chế dịch tả heo Châu Phi

Kiên Giang Bệnh dịch tả heo Châu Phi đang có chiều hướng gia tăng, nguy cơ lây lan trên diện rộng, ảnh hưởng xấu đến chăn nuôi, môi trường và nguồn cung thực phẩm.

Báo động thoái hóa đất Tây Nguyên: [Bài 2] Giải pháp nâng cao sức khỏe đất

Phục hồi đất thoái hóa là quá trình lâu dài, bền bỉ và cần phải có giải pháp về cơ chế, chính sách, đầu tư hạ tầng, quản lý, khoa học công nghệ, khuyến nông...