| Hotline: 0983.970.780

Thích thú với sự trở lại của cá heo không vây sông Dương Tử

Thứ Năm 13/05/2021 , 07:21 (GMT+7)

Một con cá heo không vây sông Dương Tử đã được nhìn thấy đang đùa nghịch trên bề mặt của sông Dương Tử, con sông dài nhất Trung Quốc.

Hai con cá heo không vây sông Dương Tử được nhìn thấy tại đoạn Nghi Xương của sông Dương Tử, tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc, ngày 10/5/2021. Ảnh: Tân Hoa xã.

Hai con cá heo không vây sông Dương Tử được nhìn thấy tại đoạn Nghi Xương của sông Dương Tử, tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc, ngày 10/5/2021. Ảnh: Tân Hoa xã.

Cá heo nước ngọt không có vây lưng có nguồn gốc từ Trung Quốc và đã sống ở đây 25 triệu năm. Chúng là loài nước ngọt duy nhất của họ cá heo không vây và sống trên các dòng chính giữa và hạ lưu sông Dương Tử.

Với khuôn miệng cố định trong hình ảnh một nụ cười thường trực, loài cá heo không vây sông Dương Tử được biết đến ở Trung Quốc như một "thiên thần mỉm cười".

"Những con cá heo không vây mà chúng tôi nhìn thấy chiều 10/5 ở Nghi Xương có thể thuộc về một hoặc hai nhóm. Cá heo có xu hướng đuổi theo các đàn cá, vì vậy những khu vực chúng xuất hiện phải có nhiều cá và các nguồn thủy sản khác", Zou Li, một nhiếp ảnh gia nói với Văn phòng Nông nghiệp và Nông thôn ở thành phố Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc.

“Trước năm 2015, chỉ có hai đến ba con cá heo không vây được phát hiện ở khu vực Nghi Xương, nhưng cảnh tượng các loài động vật có vú quý hiếm lao lên mặt nước và hít không khí đang trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây”, Zou nói. "Lý do cơ bản cho sự gia tăng số lần nhìn thấy chúng là do lượng cá dồi dào hơn ở toàn bộ đoạn Nghi Xương của sông Dương Tử."

Dân số của các loài động vật có vú sống dưới nước đã giảm mạnh trong những thập kỷ qua do đánh bắt quá mức và các hoạt động khai thác quá mức của con người.

Nghiên cứu mới nhất về cá heo không vây do Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc thực hiện vào năm 2017 cho thấy có một quần thể hoang dã chỉ khoảng 1.012 con vẫn đang bơi qua những khúc quanh của con sông dài nhất châu Á. Số lượng này thậm chí còn ít hơn cả gấu trúc.

Sự suy giảm dân số hàng năm của cá heo sông Dương Tử là 13,7% trong giai đoạn 2006-2012, trong khi mức giảm chậm lại còn 10% trong giai đoạn 2012-2017.

Yu Kangzhen, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc, phát biểu tại cuộc họp báo của cuộc khảo sát năm 2017: “Tuy nhiên, hiện nay loài này vẫn cực kỳ nguy cấp và quốc gia cần tăng cường bảo vệ loài cá heo không vây sông Dương Tử” và trích dẫn các biện pháp bảo tồn bao gồm kiểm tra thường xuyên, thúc đẩy bảo tồn chuyển vị và nghiên cứu sinh sản nhân tạo

Vào tháng 1/2018, lệnh cấm đánh bắt cá đã được thực hiện tại 83 khu bảo tồn thiên nhiên thủy sinh trên khắp Hồ Bắc nhằm khôi phục môi trường sinh thái và bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng ở lưu vực sông Dương Tử.

Để tiếp tục bảo tồn đa dạng sinh học dọc theo sông, vào tháng 1 năm 2020, Trung Quốc đã thực hiện lệnh cấm đánh bắt cá hoàn toàn tại 332 khu bảo tồn ở lưu vực sông Dương Tử. Động thái này sau đó đã được mở rộng thành lệnh tạm hoãn 10 năm đối với các dòng chính và phụ lưu chính của sông kể từ ngày 1/1/2021.

Vào ngày 4/2/2021, Trung Quốc đã sửa đổi danh sách các loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng, nâng mức bảo tồn 65 loại động vật hoang dã, bao gồm cả cá heo không vây sông Dương Tử, từ ​​mức cao thứ hai lên mức bảo vệ nghiêm ngặt nhất.

Hàng loạt các biện pháp đã đưa các "thiên thần mỉm cười" trở lại sự chú ý của công chúng. Các nhân viên tại cơ quan quản lý thủy sản địa phương ở Nghi Xương gần đây thậm chí còn quay được đoạn phim về cá heo không vây đang săn cá, đây là cảnh đầu tiên họ từng quay.

Một nhân viên cho biết: “Cảnh tượng như vậy cho thấy quần thể cá heo không vây đang hồi phục".

Cá heo không vây sống trong các vùng nước ven biển của châu Á, đặc biệt là xung quanh Triều Tiên, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh và Nhật Bản. Quần thể sống ở nước ngọt duy nhất được tìm thấy trong sông Dương Tử. Cá heo không vây sông Dương Tử còn có tên gọi khác là Nữ thần sông Trường Giang. Loài này đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.

(Theo Tân Hoa xã)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.