| Hotline: 0983.970.780

Thiếu trách nhiệm trong phòng chống bệnh viêm da nổi cục trâu bò

Thứ Năm 01/04/2021 , 12:27 (GMT+7)

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghị Thị xã Nghi Sơn kiểm điểm các thành viên trong ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh viêm da nổi cục trâu bò.

Dịch bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trâu bò xuất hiện đầu tiên tại phường Hải Lĩnh (Thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa) từ ngày 3/2.

Đến nay, Thị xã Nghi Sơn đã lập 22 chốt kiểm dịch, triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Tuy nhiên, đến ngày 31/3, bệnh VDNC đã xuất hiện tại 16/16 xã phường trên địa bàn Thị xã Nghi Sơn với 560 con trâu bò mắc bệnh, trong đó có 8 con phải tiêu hủy, hơn 100 con khỏi bệnh, số còn lại đang được điều trị.

Ông Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa kiểm tra tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thị xã Nghi Sơn. Ảnh: TT.

Ông Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa kiểm tra tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thị xã Nghi Sơn. Ảnh: TT.

Ông Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho rằng, mặc dù là địa phương xuất hiện bệnh VDNC trâu bò sớm nhất trên địa bàn tỉnh nhưng hiện nay công tác phòng chống dịch bệnh tại Thị xã Nghi Sơn còn bộc lộ nhiều hạn chế, các biện pháp phòng chống dịch còn mang nặng tính hình thức.

Bài liên quan

Qua kiểm tra tại phường Hải An (Thị xã Nghi Sơn), đoàn công tác UBND tỉnh Thanh Hóa phát hiện có 2/3 chốt kiểm dịch lập sai vị trí, hoạt động hời hợt, mang tính đối phó.

Công tác phun phòng, tiêu độc khử trùng chưa được thực hiện nghiêm, nguy cơ lây lan dịch bệnh còn rất cao. Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh phường Hải An hoạt động thiếu sâu sát, không nắm vững địa bàn, các hộ bị dịch còn bị động trong phòng chống dịch.

Thị xã Nghi Sơn là một trong những địa phương có tổng đàn trâu bò lớn của tỉnh Thanh Hóa. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang đề nghị Thị xã Nghi Sơn cần thực hiện quyết liệt hơn các biện pháp phòng chống; phải tổ chức ngay hội nghị gồm các thành phần liên quan và có sự tham gia của Ban Chỉ đạo tỉnh để phân công cụ thể cán bộ phân công địa bàn, kiểm điểm các thành viên ban chỉ đạo phòng chống dịch của Thị xã chưa thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ.

Ông Giang đề nghị Thị xã Nghi Sơn kiểm điểm các thành viên ban chỉ đạo phòng chống dịch của Thị xã chưa thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ. Ảnh: TT.

Ông Giang đề nghị Thị xã Nghi Sơn kiểm điểm các thành viên ban chỉ đạo phòng chống dịch của Thị xã chưa thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ. Ảnh: TT.

Ông Giang cũng đề nghị thị xã Nghi Sơn tăng cường cán bộ thú y xuống các xã phường, rà soát tổng đàn trâu bò trên địa bàn để sớm phát hiện trâu bò mắc bệnh, từ đó xác định số lượng vacxin, hóa chất cần dùng để chủ động đối phó với dịch bệnh.

Ông Đặng Văn Hiệp, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh Thanh Hóa cho rằng, ngoài việc một số địa phương có biểu hiện lơ là phòng chống dịch, một nguyên nhân nữa khiến dịch bệnh VDNC trâu bò lây lan nhanh là do nguồn vacxin không được cung ứng ngay khi phát hiện ổ dịch đầu tiên tại Thị xã Nghi Sơn.

Đến thời điểm này, về cơ bản nguồn vacxin đã đáp ứng đủ (200 nghìn con trâu bò trong diện tiêm phòng, chưa kể bò sữa), Thanh Hóa đang quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có công điện khẩn gửi các sở, ban ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc tập trung quyết liệt thực hiện các giải pháp đồng bộ phòng chống bệnh VDNC trâu bò.

Theo công điện, từ ngày 3/2 đến ngày 30/3/2021, bệnh VDNC trâu bò đã xuất hiện trên địa bàn tỉnh 1.184 hộ chăn nuôi, 215 thôn, 66 xã của 12 huyện, thị xã làm 1.622 con trâu bò mắc bệnh, buộc phải tiêu hủy 33 con.

Xem thêm
Bí mật bên trong những chuyến xe chở nội tạng trâu bò, lợn gà

Cơ quan chức năng các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ liên tiếp phát hiện các vụ việc buôn bán nội tạng trâu bò, lợn gà không đảm bảo vệ sinh thú y.

30 nông dân tốt nghiệp lớp FFS - IPHM trên cây sầu riêng

Những nông dân trồng sầu riêng tại Đắk Lắk được tập huấn sử dụng cây giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, theo dõi diễn biến bệnh trên sầu riêng.

Chuyển đổi số trên nương chè: Minh bạch trong quản lý mã số vùng trồng

THÁI NGUYÊN Mã số vùng trồng là 'tấm visa' giúp cây chè được các nước chấp nhận và tạo thuận lợi thông quan. Tuy nhiên, nếu gian dối sẽ bị tuýt còi, thậm chí mất thị trường.

Bình luận mới nhất