| Hotline: 0983.970.780

Thợ lặn một chân kỳ tài

Thứ Hai 05/05/2014 , 10:26 (GMT+7)

Dù chỉ còn một chân nhưng ông Hồ Văn Tân vẫn hằng ngày hành nghề trục vớt ghe tàu, sà lan… khắp các tỉnh ĐBSCL.

Bị tiêm nhầm thuốc

Được sinh ra, lớn lên khỏe mạnh như bao cậu bé khác nhưng nào ngờ cuộc đời ông Tân lại lắm éo le. Khi mới 3 tuổi, cậu bé con nhà nghèo bị bệnh và tiêm nhầm thuốc dẫn đến chân teo tóp lại.

Thực hiện theo chính sách xây dựng kinh tế mới, ông cùng gia đình chuyển từ Bắc vào Nam sinh sống. Nhà đông anh em, ông Tân là người con thứ năm, ai cũng may mắn có cuộc sống khá giả, còn với ông thì mọi việc đều không dễ dàng. Tuy nhiên, ông quyết tâm tập luyện để tự phục vụ cho chính cuộc sống của mình.

Trước khi làm nghề trục vớt ghe, tàu… ông Tân sống bằng nghề bán bánh lá dừa quanh các bến xe, khắp các ngả chợ để kiếm bữa ăn đắp đổi qua ngày. Theo ông, sống trong vùng sông nước ít nhiều cũng phải biết bơi.

Lần đầu tiên tập bơi cũng uống nước no bụng, sau nhiều lần như thế ông đã tự bơi được. Không chỉ biết bơi, ông còn là một người bơi giỏi, thợ lặn kỳ tài của vùng ĐBSCL được nhiều người dân khen ngợi.

Ông Tân khoe: Những lúc rảnh rỗi, tôi cùng một số thanh niên thi thố tài bơi lội, người bình thường bơi còn không bơi giỏi bằng nên lần nào tôi cũng thắng.

Tự ngẫm về cuộc đời mình, ông Tân khắc khoải: Nghĩ cũng buồn, mọi người lành lặn, khỏe mạnh đi lại dễ dàng, trong khi đó mình bị tật một chân nên rất khó khăn trong cuộc sống nhưng phải cố gắng thật nhiều để làm tốt công việc dưới nước và giúp đỡ những người gặp nạn.

Không nhà cửa, ruộng vườn nên ông Tân sống và ngủ “bụi” quanh các xóm chợ qua ngày. Năm 2000, bà con thương xót cho ông mượn 7 triệu đồng mua chiếc ghe tam bản và chiếc máy Honda 5.5 mã lực để thuận tiện cho việc mưu sinh. Giờ đây, ông Tân sống trên chiếc ghe cũ với vài món đồ dùng, và đó là tất cả tài sản đối với ông.

Xuất hiện trước mặt chúng tôi với dáng đi khập khiễng, nước da ngăm đen, cháy nắng vì dầu nhớt, ông Tân nhớ lại, năm 20 tuổi, lần đầu tiên ông cứu vớt 2 vợ chồng mót lúa đi trên chiếc ghe nhỏ chở chừng 200 - 300 kg lúa.

Người chồng bị cụt mất một chân, cả 2 vợ chồng già yếu. Thấy ghe chìm nên ông Tân cứu vớt và được họ đền ơn 10 kg gạo. Chứng kiến biết bao ghe, tàu chìm nên ông Tân quyết định gắn bó với nghề.

11-12-32-bu-com-cu-ong-tn-chi-vi-lt-cnh111349505
Bữa cơm đạm bạc của ông Tân 

Lương tâm thôi thúc

Không chỉ làm việc ban ngày mà cả ban đêm, chỗ nào có tai nạn tàu ghe, sà lan…chìm, ai nhờ là ông đều giúp, dù đêm hôm lạnh lẽo cũng phải lặn tìm và nâng lên cho bằng được để người gặp nạn có thể về nhà. "Chiếc ghe, tàu… là tài sản lớn của họ, thấy mà không giúp thì mình không chịu nổi, lương tâm cứ thôi thúc nên tôi gắn bó với nghề này", ông Tân chia sẻ.

Dù được trả công hay không đối với ông không quan trọng, điều ý nghĩa nhất là được giúp người gặp nạn. "Nhiều lúc trục vớt ghe xong mà thấy người chủ khóc lóc vì con chết, tài sản mất thì không thể nào để họ bận lòng đưa tiền cho mình được. Nhiều khi tôi đi làm xa như ở Cà Mau, Cái Côn… không có tiền đổ xăng mà về. Còn đối với những người nghèo gặp nạn thì tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ mà không cần đền ơn", ông Tân tâm sự.

Không những vất vả ngày đêm mà đôi lúc ông làm việc không có được chén cơm trong dạ. Nhiều lúc nấu nồi cơm chưa kịp chín mà nghe có người đến nhờ lặn vớt ghe, tàu chìm là ông lui cui đi liền. Đôi khi đói quá uống chút nước cho đỡ đói để tiếp tục công việc cho xong. Những khi sáng sớm, buổi tối trời lạnh thì uống thêm chén nước mắm cho bớt lạnh.

Ông Hồ Văn Tân cho biết thêm, khó khăn nhất là trục vớt những ghe, tàu lớn chở cát, đá hơn trăm tấn vì ghe nặng nên chìm sâu và bám chặt đáy sông. Ông phải vác từng cần xé (đồ đựng bằng mây tre) để đổ vật liệu ra khỏi ghe.

Cách để lặn sâu là nhờ vào neo với dây thừng, một phần dây thừng buộc vào ghe nổi trên mặt nước, một đầu buộc vào neo cứ thế bỏ neo xuống sông, lần theo dây neo sẽ dễ tiếp xúc với vật bị chìm. Tiếp đến, xúc đá, cát vào cần xé rồi vác lên vai, dùng chân đạp mạnh lên be chiếc ghe hoặc tàu để đưa vật liệu ra ngoài.

Sau đó, dùng 4 chiếc thùng phuy cho chìm xuống đáy; tiếp đó cho thùng phuy vào khoang ghe rồi rút nước trong phuy ra, bơm không khí vào thùng phuy để kéo chiếc ghe lên khỏi mặt nước. Công đoạn nghe thì đơn giản nhưng tốn rất nhiều công sức.

Với 35 năm sống với nghề lặn, không dụng cụ chuyên dùng, chỉ có cái ống hơi, vài cái thùng phuy cộng với kinh nghiệm tích lũy của bản thân mà ông Tân xử lí mọi tình huống rất thành công, vớt được hàng trăm chiếc ghe, tàu… trên những dòng sông sâu từ vài mét đến vài chục mét.

Ông Tân kể, cách đây vài tháng nhận trục vớt một chiếc ghe trọng tải 120 tấn, chở 31.000 tấm tole bằng xi măng, trục vớt trong 1 tuần mới xong. Vô ghe rất khó khăn, dầu nhớt loang bám cả vào mắt và người, đôi khi rất cay mắt, lột da thậm chí khó tìm được đường ra, rất nguy hiểm đến tính mạng.

11-12-32-ong-tn-khp-khieng-tren-tung-nc-thng111348987
Ông Tân khập khiễng bước từng nấc thang

Không chỉ giúp đỡ người nghèo khó mà trong công việc ông Tân rất mực trong sáng từ việc vớt đồ dùng cho đến tài sản của người gặp nạn. "Làm nghề này phải có cái tâm, không lấy tài sản của người gặp nạn", ông Tân nói.

Ngoài việc trục vớt ghe tàu, ông Tân còn cứu người trong lúc hoạn nạn, làm việc bằng cả cái tâm và tình thương. Cách nay nửa tháng, ông cứu một bà lão ở ngã tư sông Ngã Bảy. Nhiều người đứng coi, hô hoán để cứu nhưng tất cả không ai dám xuống vì con nước rất xoáy và mạnh nhưng ông Tân vẫn liều mình cứu bà trong vòng nước xiết trước sự ngỡ ngàng của mọi người. "Thấy người gặp nạn phải cứu, làm sao bỏ được", ông Tân nói.

Người cha mẫu mực

Hiện ông Tân có một gia đình hạnh phúc. Ông và bà Nguyễn Thị Hạnh, 51 tuổi, có một người con gái là Hồ Thị Cẩm Tú, 15 tuổi, đang học lớp 8 rất ngoan và học giỏi ở Mỹ Tú (Sóc Trăng).

Dù làm việc với số tiền kiếm được ít ỏi nhưng hằng tháng ông Tân đều chu cấp cho con 300.000 - 400.000 đồng. Những bữa cơm của ông không có gì nhiều, chỉ ít canh bí rợ, chén nước mắm là đủ. Tất cả công sức lao động đều dành cho vợ và con.

Ông Tân nói thêm: Tôi ráng làm lo cho con được đi học đến nơi đến chốn, hy sinh đời mình để cho con mình được nhờ. Đời mình đã khổ lắm rồi không muốn con cái phải như mình, mong sao con được cái nghề để lo cho bản thân nó.

Nhiều đêm mưa gió tạt vào, ông phải trong tư thế ngồi để có sức làm việc. Tấm lòng của người chồng, cha dành cho vợ và con luôn đầy ấp tình thương và sự ấm áp. Nhưng vì cuộc sống mưu sinh, nay đây mai đó mà người thợ lặn này hằng ngày phải chống chọi với những hiểm nguy, khó khăn trong mưa nắng, bệnh không ai chăm sóc, sống dưới chiếc ghe lạnh lẽo, buồn nhưng rồi ông cũng cố nén để vượt qua để lo cho hạnh phúc của gia đình.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm