| Hotline: 0983.970.780

Thoát nghèo nhờ trồng rừng trên vùng đất khó

Thứ Bảy 16/02/2019 , 06:35 (GMT+7)

“Năng nổ, nhiệt tình trong công tác phụ nữ, làm kinh tế giỏi và hội tụ phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam”, đó là lời nhận xét của nhiều người về chị Trần Thị Hồng Loan, ngụ tại thôn An Tiêm xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Dáng người cao gầy, nước da ngăm đen vì bao năm lăn lộn sương gió nơi vùng gió Lào cát trắng nhưng trên môi chị luôn thường trực nụ cười gần gũi... Cũng như nhiều chị em phụ nữ trong thôn, sau khi lập gia đình, chị Loan chỉ dựa vào 4,5 sào ruộng, thu nhập hạn hẹp, cuộc sống chật vật, gặp nhiều khó khăn. Chị cùng gia đình rất trăn trở tìm hướng phát triển kinh tế.

imge001142320460
Chị Loan bên rừng xà cừ của mình

Cách đây 20 năm ở thôn An Tiêm có một bãi đất bỏ hoang khoảng 5 ha không ai canh tác. Với suy nghĩ mộc mạc và chân chất của người từ bé gắn bó với đồng ruộng "tấc đất tấc vàng", chị bàn với chồng xin địa phương thuê vùng đất đó sử dụng trong 50 năm. Năm 2007 chị vay 20 triệu đồng từ vốn Ngân hàng CSXH huyện. Có vốn chị bàn với chồng tìm hướng phát triển kinh tế gia đình theo mô hình trang trại VACR với quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Lúc ấy, chị nghĩ: “Với điều kiện đất đai ở đây, chỉ có trồng rừng mới đem lại hiệu quả kinh tế lâu dài”.

 Nhìn những quả đồi hoang, đường đi lối lại khó khăn, không mấy ai tin rằng chị có thể làm giàu. Năm đầu tiên chị thử nghiệm trồng keo lá tràm, do chưa có kinh nghiệm, không nắm bắt được kỹ thuật trồng, chăm sóc tỷ lệ cây sống rất thấp. Không nản chí, chị tiếp tục học hỏi thông qua các lớp tập huấn của khuyến nông đồng thời mua sách kỹ thuật về tự học.

Qua tập huấn và thực tiễn, chị đã rút được kinh nghiệm, keo không sống được là do trồng không đúng thời vụ, thời tiết khô hanh. Nhờ nắm bắt được kinh nghiệm, trồng đúng kỹ thuật, toàn bộ diện tích keo lai trồng năm đầu xanh tốt và đến năm 2013 những rừng keo đầu tiên cũng cho thu hoạch, chị thu về hàng chục triệu đồng. Hiện nay với diện tích ấy, chị sử dụng 3ha để trồng xà cừ, 2ha trồng tràm.

Hàng năm, từ trồng rừng và chăn nuôi đã cho gia đình chị thu nhập từ 15 - 20 triệu đồng/tháng. Chị Loan chia sẻ: "Nhận thấy trồng rừng đem lại hiệu quả kinh tế cao, hơn nữa rừng là lá phổi xanh cho gia đình tôi sau những ngày lao động mệt nhọc, vì vậy, gia đình tôi vẫn tiếp tục phát triển kinh tế rừng".

Ngoài ra, lợi dụng khoảng không gian dưới các rừng cây, chị vay vốn xây dựng một trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đến nay đàn bò của chị có 30 con, 1.500 con gà. Sau khi trừ các khoản chi phí, mỗi năm trang trại lãi ròng từ 150 - 200 triệu đồng.

Mô hình làm ăn kinh tế của chị Loan là một trong những điển hình trang trại của huyện Triệu Phong, đã được cấp giấy chứng nhận trang trại. Trong chương trình xây dựng nông thôn mới của xã Triệu Thành, trang trại của chị được hỗ trợ vốn vay 100 triệu đồng.

Không chỉ làm giàu cho gia đình, chị Loan còn là Chi hội phó Hội phụ nữ thôn An Tiêm. Những chị em có hoàn cảnh, khó khăn, chị luôn sẵn sàng giúp đỡ bằng việc chia sẻ kinh nghiệm, chăn nuôi, trồng trọt mà mình tích lũy được sau những tháng ngày tìm tòi, học hỏi để cùng nhau vươn lên thoát nghèo.

Tấm gương vượt khó làm giàu của chị Loan xứng đáng để cho chị em phụ nữ học tập, làm theo. Những điển hình làm kinh tế như chị đang góp phần trực tiếp vào công cuộc xây dựng nông thôn mới ở quê hương...

 

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm