| Hotline: 0983.970.780

Thời tiết ngày càng cực đoan do biến đổi khí hậu

Thứ Sáu 13/09/2019 , 19:18 (GMT+7)

Ở Việt Nam, trong 20 năm qua, các loại thiên tai như bão, lũ, lở đất…, đã khiến hơn 13.000 người thiệt mạng và gây thiệt hại tài sản trên 6,4 tỉ USD. Gần 60% diện tích đất và hơn 70% dân số đứng trước rủi ro hứng chịu nhiều hiểm họa thiên tai.

Ngành nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng

Phát biểu tại hội thảo “Công tác xã hội thích ứng biến đổi khí hậu” vào sáng ngày 13/9 tại Hải Dương, TS. Phạm Thị Huế, Trường ĐH Lâm nghiệp cho biết, biến đổi khí hậu (BĐKH) là vấn đề môi trường đã và đang được xã hội ngày càng được quan tâm.

Tại Việt Nam, BĐKH không những làm nhiệt độ trung bình tăng, lượng mưa thay đổi, nước biển dâng mà các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra bất thường. Và nước ta là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất nếu khí hậu nóng lên.

Theo nghiên cứu của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong vòng 30 năm qua, ở nước ta nhiệt độ có xu huớng gia tăng đáng kể. Các tỉnh miền Bắc gia tăng nhiều hơn miền Nam, đặc biệt trong những tháng mùa hè.

Nhiệt độ trung bình tại miền Bắc và Bắc Trung Bộ hiện tại cao hơn từ 0,5 -1,0 độ C so với nhiệt độ trung bình của các năm trước theo tính toán dựa trên dữ liệu cập nhật của 30 năm trở lại đây.

Bên cạnh đó, lượng mưa trên các vùng trong cả nước biến đổi thất thường theo các tháng 1, tháng 7, theo mùa vụ và hàng năm… Mực nước biển trung bình trên toàn dải bờ biển Việt Nam có thể tăng lên 40cm vào năm 2050 và ước tính có thể tăng lên 100cm vào năm 2100.

TS. Phạm Thị Huế, Trường ĐH Lâm nghiệp chia sẻ tại hội thảo.

TS. Hà cho biết thêm, nhiệt độ tăng lên ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm dịch chuyển các ranh giới nhiệt của các hệ sinh thái, làm thay đổi cơ cấu các loài thực vật và động vật có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới dẫn đến suy giảm tính đa dạng sinh học.

“Đối với SX nông nghiệp, cơ cấu cây trồng vật nuôi và mùa vụ có thể thay đổi, đòi hỏi phải thay đổi kỹ thuật canh tác. Mặt khác, sự biến đổi của nhiệt độ, lượng mưa cùng với các yếu tố thời tiết khác làm tăng khả năng phát triển sâu bệnh, dịch bệnh, dẫn đến giảm năng suất và sản lượng, tăng nguy cơ rủi ro đối với nông nghiệp và an ninh lương thực.

Đối với đời sống, nhiệt độ và độ ẩm tăng cao làm gia tăng làm gia tăng sức ép về nhiệt độ với cơ thể con người, làm tăng bệnh tật” TS. Hà nhấn mạnh.

Đại diện Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu chia sẻ, có 2 nguyên nhân gây ra BĐKH: Do yếu tố tự nhiên. Do yếu tố con người. Hoạt động SX nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên như đất đai, nguồn nước, khí hậu, chế độ thủy văn, nhiệt độ, độ ẩm... nên sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi BĐKH.

Bởi, tình trạng ngập lụt do nước biển dâng sẽ làm mất đất canh tác trong nông nghiệp. Tình trạng xâm nhập mặn ở khu vực ven biển cũng sẽ làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Nhiệt độ tăng, hạn hán sẽ ảnh hưởng đến sự phân bố của cây trồng, đặc biệt làm giảm năng suất, cụ thể là năng suất lúa của vụ xuân có xu hướng giảm mạnh hơn so với năng suất lúa của vụ mùa. Năng suất ngô vụ đông có xu hướng tăng ở đồng bằng Bắc Bộ và giảm ở Trung Bộ và Nam Bộ.

BĐKH không chỉ ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp, mà còn ảnh hưởng đến ngành thuỷ sản. Vì, các sinh kế thủy sản như đánh bắt và nuôi trồng, là những sinh kế phụ thuộc vào nguồn nước và sự phong phú của nguồn lợi ven biển. Do đó, là một trong những lĩnh vực nhạy cảm nhất và dễ bị tổn thương nhất trước tác động của BĐKH.

Bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phát biểu.

Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, bà Nguyễn Thị Hà chia sẻ, chỉ tính riêng năm 2018, thiên tai đã xảy ra liên tiếp trên các vùng miền trong cả nước với 13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, 212 trận dông, lốc sét; 14 trận lũ quét, sạt lở đất; 4 đợt rét đậm, rét hại; 11 đợt nắng nóng, 23 đợt không khí lạnh; 30 đợt mưa lớn trên diện rộng..., gây thiệt hại về kinh tế ước tính 20.000 tỉ đồng, làm gần 300 người chết và mất tích.

Năm 2019, dự báo tình hình thiên tai tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khốc liệt hơn 2018 với các đợt nắng nóng kỷ lục, mưa lũ ở các miền trong cả nước.

Thứ trưởng Hà lấy dẫn chứng, mới đây, do ảnh hưởng của mưa lũ, gần như 100% các trường tiểu học, THCS ở Hà Tĩnh năm nay không khai giải được đúng ngày do bị mưa lớn. Và mới đây, Thái Nguyên cũng bị trận mưa lớn gây gập lụt ngay tại thành phố.

Vai trò của nhân viên xã hội và báo chí

Theo các chuyên gia, nhân viên xã hội đóng một vai trò quan trọng trong việc phối hợp cùng các cơ quan, tổ chức nhằm hỗ trợ người dân khi thảm họa xảy ra, đồng thời cũng tham gia khắc phục thảm họa bằng cách tạo điều kiện khôi phục sinh kế, cung cấp hỗ trợ tâm lý xã hội và xây dựng năng cộng đồng hướng tới phát triển cộng đồng bền vững.

Toàn cảnh buổi hội thảo.

Ông Tô Đức, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) khẳng định, nhân viên xã hội trong quản lý thiên tai cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng. Cụ thể, hỗ trợ, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, giúp người dân ổn định cuộc sống, có việc làm, có thêm thu nhập...

Tại hội thảo, GS.TS. Nguyễn Cảnh Toàn, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam chia sẻ, trong những năm gần đây, số lượng các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm đã tăng gấp đôi ở Nga.

Đó là, sông băng tan chảy, tẩy trắng san hô, lớp băng Bắc Cực co lại… Nghịch lý: Mùa đông nhiều nơi không có tuyết. Mùa hè có nơi có tuyết rơi

Gió lốc mạnh, lũ lụt. Ngoài ra, sấy rừng là một trong những tác động rõ ràng nhất của BĐKH.

Giúp nâng cao năng lực cho người dân về chủ động ứng phó, thích ứng với BĐKH và có kiến thức, biện pháp phòng ngừa khi xảy ra thiên tai. Bên cạnh đó, điều phối nguồn lực trợ giúp người dân khi thiên tai xảy ra....

Ở nước ta, nhằm nâng cao hiệu quả công tác xã hội (CTXH) thích ứng với BĐKH thì việc tuyên truyền, phổ biến thông tin, tập huấn nâng cao nhận thức, đào tạo nguồn nhân lực CTXH nhằm nâng cao hiệu quả CTXH thích ứng với BĐKH là một trong những giải pháp rất được chú trọng.

Đến nay, có nhiều cơ quan báo chí đã tuyên truyền về nghề CTXH một cách thường xuyên, liên tục. Nhiều báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình đã thành lập chuyên mục riêng về CTXH, góp phần thúc đẩy hình thành, phát triển nguồn vốn xã hội để phát triển lĩnh vực CTXH và tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước về CTXH.

Công tác tuyên truyền được thực hiện có hiệu quả bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức về CTXH và biến đổi khí hậu. Các cơ quan báo chí đã tuyên truyền, phổ biến về chương trình hành động, kết quả hoạt động về phát triển công tác xã hội; các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, các nguy cơ và thách thức đặt ra…

Thay đổi nhiệt độ trung bình, lượng mưa trong 57 năm qua (1958-2014) ở nước ta.

Bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhấn mạnh, vấn đề thông tin về thiên tai là vô cùng quan trọng với bà con nông dân, giúp họ nâng cao cao được nhận thức trong việc bảo vệ môi trường hiện nay.

"Phải nói rằng, báo chí có vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, thông tin về BĐKH đến với người dân, đặc biệt từ nguồn thông tin báo chí ở cả dạng báo nói, báo in, báo hình, báo điện tử", bà Hà khẳng định.

Xem thêm
Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%

AN GIANG Nuôi bò thịt tuần hoàn đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa  góp phần giảm ô nhiễm môi trường còn mang lại lợi nhuận tăng 29% so với phương pháp nuôi truyền thống. 

Cho vịt ở… khách sạn

THANH HÓA Chăn nuôi vịt an toàn sinh học mang lại lợi ích kép cho người chăn nuôi bởi vừa hạn chế dịch bệnh lại góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Kiên Giang khởi động 12 cánh đồng tham gia Đề án 1 triệu ha lúa

Ngoài 2 cánh đồng tại Tân Hiệp và An Minh được Bộ NN-PTNT phối hợp cùng tỉnh khởi động, Kiên Giang sẽ đồng loạt khởi động 10 cánh đồng ở các huyện còn lại.