| Hotline: 0983.970.780

Thông tư hướng dẫn dạy nghề nông nghiệp

Thứ Ba 07/08/2012 , 11:14 (GMT+7)

Theo ông Phạm Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ NN-PTNT), tới đây Bộ sẽ ban hành thông tư nhằm chấn chỉnh quy định trước đây cho đối tượng học nghề là lao động nông thôn.

Kiểm tra, hướng dẫn trồng thuốc lá hiệu quả
Theo ông Phạm Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ NN-PTNT), tới đây Bộ sẽ ban hành thông tư nhằm chấn chỉnh quy định trước đây cho đối tượng học nghề là lao động nông thôn (LĐNT).

Theo đó, những đối tượng sau sẽ được cơ quan chức năng tiếp nhận học nghề: LĐNT trực tiếp SX nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; LĐNT làm dịch vụ trong lĩnh vực kinh tế- kỹ thuật phục vụ SX là cán bộ thú y, BVTV, giống, VTNN, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, quản lý khai thác công trình thủy lợi, nước sạch, lao động thuộc khu vực phi nông nghiệp có nhu cầu học nghề nông nghiệp...

Để lựa chọn được nghề học cho nhóm đối tượng nông thôn này, thông tư cũng quy định rõ, danh mục nghề phải phù hợp với quy hoạch SXNN, kế hoạch phát triển KTXH của địa phương, DN nông nghiệp. Ngoài ra, khi lựa chọn nghề, LĐNT cần chú ý học phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế, khả năng và nhu cầu SXKD của gia đình hoặc bản thân để đảm bảo có việc làm mới, tăng thu nhập.

Nhằm hạn chế tình trạng đến học nhưng chỉ “điểm danh để lấy tiền”, ông Hùng cho hay thông tư siết chặt hơn điều kiện cần và đủ để LĐNT được học nghề ở trình độ sơ cấp (muốn học nghề cần phải có đăng ký hộ khẩu thường trú tại xã, đơn xin học nghề; có trình độ phù hợp với nghề cần học...).

Ngoài ra, người học cũng cần có tư liệu SX về đất, ao, chuồng trại, vốn để sau khi học có thể làm tại DN (hoặc chủ sử dụng lao động) hoặc tự tổ chức SXKD, phát triển kinh tế hộ gia đình ở quy mô lớn hơn, thu nhập cao hơn. Mỗi lớp dạy nghề nông nghiệp chỉ có tối đa 35 học viên và tối thiểu 10 học viên. Thời gian mở lớp cần linh hoạt, phù hợp với nghề đào tạo, có tính đến yếu tố thời vụ SX, chu kỳ sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi...

Thông tư nêu rõ, ngay khi ban hành, các cơ sở dạy nghề đủ điều kiện lập hồ sơ tổ chức lớp dạy nghề nông nghiệp, đăng ký với Sở NN-PTNT để có thể ký hợp đào tạo nghề và chuyển kinh phí hỗ trợ theo hợp đồng đã ký kết.

Thông tư quy định chặt điều kiện đối với cơ sở dạy nghề là các trường CĐ nghề, trung cấp nghề, TTKN, dạy nghề, trường ĐH, CĐ, TCCN, viện nghiên cứu (gọi chung là cơ sở dạy nghề) có đủ điều kiện dạy nghề. Cụ thể GV dạy trình độ sơ cấp, ngoài giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề của Bộ LĐ-TB&XH, cơ sở phải có ít nhất 2 GV dạy nghề đạt trình độ chuẩn cho 1 lớp dạy nghề.

Đối với cơ sở dạy nghề dưới 3 tháng, diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu 1,3 m2/học sinh; phòng thực hành tối thiểu 2,5 m2/học sinh. Cơ sở này cũng phải có ít nhất 2 GV đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm theo quy định, đảm bảo tỷ lệ học sinh quy đổi là 20 HS/GV, trong đó GV phải có trình độ chuyên môn phù hợp với SXNN và đảm nhận 50% chương trình của từng nghề tổ chức đào tạo.

Ngoài ra, GV dạy lý thuyết, thực hành phải có bằng trung cấp nghề trở lên, riêng GV thực hành phải có thêm bằng nghệ nhân. Nếu GV không có bằng tốt nghiệp CĐ sư phạm kỹ thuật hoặc ĐH sư phạm kỹ thuật thì phải có chứng chỉ sư phạm dạy/kỹ năng dạy học. Riêng với cán bộ trợ giảng, thông tư cũng yêu cầu phải là cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại DN, cơ sở SX hay nông dân giỏi tham gia dạy nghề. Những GV này cũng phải có đủ chương trình, tài liệu dạy nghề nông nghiệp được xây dựng và đã  thẩm định.

Xem thêm
Vùng thủy sản trù phú ở 'tọa độ lửa'

QUẢNG BÌNH Khi cầu Gianh nối liền hai bờ sông thay cho những chuyến phà, bà con xã Bắc Trạch tiến ra vùng 'tọa độ lửa' năm nào, biến những hố bom thành vùng nuôi thủy sản.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.