| Hotline: 0983.970.780

Thu nhập cao từ mô hình giống rau mới nhập nội - cải xoăn Kale

Thứ Hai 29/01/2018 , 07:15 (GMT+7)

Một số nông dân tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đã đưa cây cải xoăn Kale, một giống rau mới từ nước ngoài về gieo trồng cho thu nhập cao hơn so với rau truyền thống.

21-11-13_dsc_1970
Cải xoăn kale tại gia đình chị Huỳnh Thị Kim Hiệp

Điển hình là gia đình chị Huỳnh Thị Kim Hiệp (29 tuổi), ngụ đường Vòng Lâm Viện, phường 8. Vợ chồng chị Hiệp  có khoảng 1.000m2 cải xoăn Kale trồng trong nhà kính, cho thu hoạch khá đều. Cải xoăn Kale được trồng trên đất thịt, các luống cao khoảng 20cm. Hệ thống tưới nhỏ giọt được lắp đặt trực tiếp vào từng gốc nên tiết kiệm được đáng kể lượng nước và phân bón, giảm được giá thành sản xuất.

Đây là loại rau được đánh giá khá phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của Đà Lạt nên rất hiếm khi xuất hiện sâu bệnh. Cây cải Kale từ khi xuống giống cho tới ngày được thu hoạch lá là 2,5 tháng. Đây là loại cây trồng dài ngày nhưng cho sản phẩm quanh năm. Do chỉ thu hoạch lá nên cây đạt chiều cao tối đa lên tới hơn 1m, năng suất lá tăng dần theo độ tuổi của cây.

Theo chị Huỳnh Thị Kim Hiệp, mỗi ngày gia đình chị đang thu hoạch khoảng 40kg lá rau cải xoăn Kale. Đến nay, trên thị trường, loại cải này vẫn còn khá hiếm nên vào thời gian cao điểm, 1kg cải xoăn Kale có giá tại vườn lên tới 70.000 đồng. Với giá bán trung bình từ 35.000 - 40.000 đồng/kg, loại rau này đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn các loại rau khác.

Sản phẩm cải xoăn Kale của gia đình chị Huỳnh Thị Kim Hiệp được tiêu thụ phần lớn tại thị trường TP Hồ Chí Minh. Là loại rau mới xuất hiện trên thị trường Việt Nam, được cho là có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, cải xoăn Kale ngoài dùng để chế biến thành các món ăn còn được làm sinh tố giải khát.

Hiện cải xoăn kale đang thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng, có giá bán tại vườn khá cao, ổn định, là cơ hội làm giàu cho nhà nông Đà Lạt.

21-11-13_dsc_1973
21-11-13_dsc_1989
Cải xoăn kale tại gia đình chị Huỳnh Thị Kim Hiệp

 

Xem thêm
Nuôi cừu sinh sản thích ứng với biến đổi khí hậu

Ninh Thuận Mô hình nuôi cừu sinh sản thích ứng với biến đổi khí hậu giúp nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế tăng trên 10% so với chăn nuôi đại trà.

Phòng, chống bệnh động vật, khống chế dịch tả heo Châu Phi

Kiên Giang Bệnh dịch tả heo Châu Phi đang có chiều hướng gia tăng, nguy cơ lây lan trên diện rộng, ảnh hưởng xấu đến chăn nuôi, môi trường và nguồn cung thực phẩm.

Báo động thoái hóa đất Tây Nguyên: [Bài 2] Giải pháp nâng cao sức khỏe đất

Phục hồi đất thoái hóa là quá trình lâu dài, bền bỉ và cần phải có giải pháp về cơ chế, chính sách, đầu tư hạ tầng, quản lý, khoa học công nghệ, khuyến nông...