| Hotline: 0983.970.780

Hậu Giang mở rộng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao lên 28.000ha

Thứ Sáu 14/02/2025 , 11:04 (GMT+7)

Hậu Giang Áp dụng quy trình canh tác lúa chất lượng cao đã giải phóng sức lao động, giảm vật tư đầu vào, giảm chi phí, tăng lợi nhuận, hạn chế phát thải ra môi trường.

Ngày 13/2, Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang tổ chức hội nghị sơ kết kết quả thực hiện năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 về Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

Các mô hình thí điểm đã đem lại hiệu quả tích cực, giảm chi phí vật tư đầu vào, giảm lượng phát thải ra môi trường, hạ giá thành và tăng lợi nhuận cho nhà nông. Ảnh: Trung Chánh.

Các mô hình thí điểm đã đem lại hiệu quả tích cực, giảm chi phí vật tư đầu vào, giảm lượng phát thải ra môi trường, hạ giá thành và tăng lợi nhuận cho nhà nông. Ảnh: Trung Chánh.

Qua hơn 1 năm thực hiện Đề án (bắt đầu triển khai từ cuối năm 2023), đến nay toàn tỉnh Hậu Giang đã thực hiện được gần 16.000ha. Trong đó, mô hình điểm cấp tỉnh có tổng diện tích 180ha, ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP, liên kết chuỗi nâng cao giá trị sản phẩm, áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến như tưới ướt khô xen kẽ, 1 phải 5 giảm… Đối với cấp huyện, thực hiện được 40 mô hình, với diện tích bình quân từ 50-100ha/mô hình.

Cùng với đó, đã tổ chức 25 lớp tập huấn cho nông dân về quản lý, tái sử dụng phụ phẩm rơm rạ, 15 lớp huấn luyện nông dân của hợp tác xã về kinh doanh sản phẩm và 15 lớp nâng cao năng lực cho hợp tác xã tham gia Đề án. Ngoài chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân tham gia Đề án thì cơ sở hạ tầng vùng triển khai Đề án cũng được các địa phương đầu tư nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất cho nông dân.

Theo đánh giá, các mô hình thí điểm đã giải phóng sức lao động con người bằng việc ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, chi phí về giống, phân bón, thuốc BVTV giảm nhiều so với tập quán truyền thống, đảm bảo sức khỏe cho người nông dân trực tiếp canh tác. Qua đó, góp phần giảm giá thành, đảm bảo năng suất, tăng lợi nhuận và hiệu quả kinh tế cho nông dân trồng lúa.

Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang, ông Ngô Minh Long cho biết, từ những kết quả đã đạt được, trong năm 2025 đơn vị phối hợp với các ngành có liên quan, địa phương củng cố diện tích đã thực hiện và mở rộng diện tích vùng lúa chất lượng cao lên 28.000ha theo kế hoạch đề ra. Tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền, nhân rộng các mô hình, tăng về quy mô, diện tích, hướng dẫn bà con nông dân áp dụng theo quy trình canh tác đã được Bộ NN-PTNT ban hành.

Nâng cao năng lực cho các hợp tác xã tham gia Đề án, tăng cường liên kết giữa nông dân, doanh nghiệp chế biến và các nhà phân phối. Tập trung xây dựng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp đảm bảo đầy đủ các tiêu chí đã ban hành. Đặc biệt, tập trung xây dựng, củng cố vùng sản xuất lúa thí điểm chi trả giảm phát thải từ Quỹ Tài chính các bon chuyển đổi (TCAF) đã đăng ký về Bộ NN-PTNT với diện tích 1.466ha.

Xem thêm
Giữ sức khỏe cho đàn ngựa để vượt mùa giá rét

LÀO CAI Rét đậm liên tiếp ùa về, bà con Na Hối cẩn trọng chăm sóc, giữ sức khỏe cho đàn ngựa. Với họ, đàn ngựa là tài sản lớn nhất nên không thể lơ là.

Trâu bò chết hàng loạt: Hậu quả việc thờ ơ với vacxin

QUẢNG TRỊ Khi đàn trâu bò lăn đùng ra chết như ngả rạ, chuyện vùng 'trắng vacxin' mới được mổ xẻ. Câu chuyện đau lòng đang xảy trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Nhiều máy móc lần đầu ra mắt tại Triển lãm AGRITECHNICA ASIA VIETNAM 2025

AGRITECHNICA ASIA VIETNAM 2025 dự kiến sẽ quy tụ nhiều loại máy móc mới, cung cấp giải pháp công nghệ và thúc đẩy kết nối cung - cầu trong phát triển nông nghiệp.