| Hotline: 0983.970.780

Thủ phủ cam Văn Chấn: [Bài 3] Đổi cam lấy măng

Thứ Năm 11/01/2024 , 09:23 (GMT+7)

YÊN BÁI Sau thời gian dài chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh, thủ phủ cam Văn Chấn chỉ còn lại số lẻ diện tích, người dân loay hoay chuyển đổi cây trồng khác.

Một số loại cây trồng khác như quế, tre Bát Độ đang được trồng thay thế diện tích cam đã chết. Ảnh: Thanh Tiến.

Một số loại cây trồng khác như quế, tre Bát Độ đang được trồng thay thế diện tích cam đã chết. Ảnh: Thanh Tiến.

Thời điểm này, trong khi ở các địa phương trồng cam muộn như Đại Lịch, Tân Thịnh, Bình Thuận (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) người dân đang hối hả thu hoạch những vụ cam, quýt được mùa. Một số địa phương ồ ạt phát triển diện tích cây ăn quả như: thị trấn Nông trường Trần Phú, xã Thượng Băng La, Minh An lại lặng lẽ, ảm đạm. Cảnh người người, nhà nhà tất bật thu hái, đóng thùng hay các đoàn xe máy, ô tô của thương lái vào vườn thu mua đã không còn hiện hữu.

Nhiều hộ dân ở thị trấn Nông trường Trần Phú tiếp tục kiên trì với cây cam nhưng cứ trồng mới đến năm thứ hai, thứ ba thì cây lại chết; khoảng 50 ha cam còn lại vẫn cho quả nhưng mẫu mã xấu, giá trị thấp, chắc cũng chỉ trụ thêm 1-2 năm nữa. Trước thực trạng này, nhiều hộ dân đang loay hoay chuyển đổi sang trồng cây trồng khác với hi vọng cho thu nhập khá hơn.

Trồng tre Bát Độ, quế và cây ăn quả khác thay thế cam

Gia đình ông Phan Văn Việt ở thị trấn Nông trường Trần Phú là một trong những hộ dân gắn bó với cây cam đầu tiên ở vùng đất này. Từ năm 2001 gia đình ông đã trồng 0,5 ha cam đường canh và cam sành, thấy hiệu quả kinh tế cao, ông tiếp tục mở rộng diện tích lên hơn 2ha. Giai đoạn từ 2013 – 2016, vườn cam được mùa được giá, mỗi ha cho thu nhập 400 - 500 triệu đồng. Thế rồi cơn bão dịch bệnh trên cây cam ập đến, từng luống cây ngả màu úa vàng chết khô. Đến năm 2020 cả 2 ha cam chỉ còn thưa thớt vài cây lay lắt, ông Việt phải chặt bỏ để chuyển sang trồng tre Bát Độ.

Do cả đồi cam đã chết trắng nên gia đình ông Việt phải chuyển đổi sang trồng tre Bát Độ lấy măng. Ảnh: Thanh Tiến.

Do cả đồi cam đã chết trắng nên gia đình ông Việt phải chuyển đổi sang trồng tre Bát Độ lấy măng. Ảnh: Thanh Tiến.

Ông Việt trần tình, cả chục năm trời, vườn cam phát triển xanh tốt sum suê, có những vụ 1 cây cây cam thu cả tạ quả, thu nhập 3-4 triệu đồng. Thế rồi, không rõ nguyên nhân, hàng loạt cây héo úa, chết khô. Hộ nào trong khu vực cũng bị thiệt hại. Nghe cán bộ ngành nông nghiệp huyện tuyên truyền, nguyên nhân cây chết do mắc nấm virus trong đất làm thối rễ. Áp dũng nhiều biện pháp như rắc vôi, phun thuốc, bón phân nhưng cũng không cứu được vườn cam. Bất đắc dĩ, ông Việt đã chặt bỏ toàn bộ và chuyển sang trồng tre Bát Độ. Đến nay, mỗi năm hơn 2 ha tre cho thu hoạch măng và lá, thu nhập gần 200 triệu đồng.

Gia đình chị Phạm Thị Giang ở tổ dân phố 19/5 (thị trấn Nông trường Trần Phú) trước đây cũng có 2,5 ha cam, trung bình mỗi năm thu hoạch gần 1 tỷ đồng. Năm 2018 chỉ, đồi cam của nhà chị nhiễm bệnh vàng lá, thối rễ rồi lần lượt chết khô. Năm 2019, chị chặt bỏ toàn bộ và đi tìm hiểu ở nhiều nơi, đưa các giống: mận tam hoa, hồng xiêm và ổi về trồng thử thay thế cây cam. 

Chị Giang chia sẻ, sau khi cam chết, gia đình chị tận dụng những cây cam khô để làm giàn trồng bí đao, được vài vụ thì cây mục phải chặt bỏ. Cùng thời điểm đó, gia đình chị cải tạo đất trồng một số loại cây ăn quả khác để cải thiện thu nhập. Ssau một thời gian trồng, nhận thấy hồng xiêm xoài và cây ổi sinh trưởng tốt, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu nên chị đưa vào nhân rộng.

Đến nay, chị có gần 2.000 gốc ổi và hồng xiêm. Năm 2023, chị Giang đã thu 15 tấn hồng xiêm xoài, gần 20 tấn ổi, tổng thu nhập gần 400 triệu đồng. Mặc dù, doanh thu không bằng cam nhưng lại ít chi phí phát sinh cho thuốc bảo vệ thực vật, phân bón nên chị quyết định sẽ gắn bó lâu dài. 

Một số hộ dân chuyển đổi sang trồng các loại cây ăn quả khác để tạo thu nhập mới. Ảnh: Thanh Tiến.

Một số hộ dân chuyển đổi sang trồng các loại cây ăn quả khác để tạo thu nhập mới. Ảnh: Thanh Tiến.

Cải tạo đất chờ khôi phục vùng cam

Cây cam đã mang tới cuộc sống sung túc, khá giả cho người dân. Song giờ đây không có cam, người dân đang nơi đây vẫn đang khắc phục khó khăn và tìm ra những hướng đi mới để tạo thu nhập.

Ông Đinh Khánh Tùng – Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện Văn Chấn cho biết: từ năm 2016 - 2023, hàng ngàn ha cam, quýt của các hộ dân trong huyện bị chết do bệnh nấm vius tập trung tại các xã, thị trấn như: Thượng Bằng La, Minh An, thị trấn Nông trường Trần Phú. Trước thực trạng này, UBND huyện đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp phối hợp với các địa phương tuyên truyền, hướng dẫn người dân phòng bệnh nhằm bảo vệ diện tích cây ăn quả có múi hiện có. Chú trong cải tạo đất, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón có nguồn gốc hóa học; chăm sóc phục hồi vườn cam bằng phân bón hữu cơ, vi sinh, tưới nước đầy đủ để giảm thiểu thiệt hại.

Định hướng, khuyến cáo bà con chuyển đổi cây trồng trên diện tích cam chết do nấm bệnh bằng một số loại cây trồng không thuộc họ cây ăn quả có múi như: mít, na, hồng xiêm, ổi, thanh long..  Một số diện tích  tạm thời chuyển đổi sang trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi gia súc; trồng các cây ngắn ngày như bí xanh, ngô, đậu đỗ nhằm tăng thu nhập, cải tạo đất, dành thời gian diệt trừ triệt để các mầm bệnh, tiến tới khôi phục lại vùng trồng cây ăn quả có múi.

Đối với những vùng đất dốc, đất xấu, ven khe, ven lõng chuyển sang trồng măng tre Bát Độ để chống xói mòn, giữ ẩm, tạo vùng đệm để cân bằng hệ sinh thái.

Những đồi cam bạt ngàn trước đây đang dần được tái tạo bằng những cây trồng khác, hiệu quả kinh tế không bằng cam nhưng có tính ổn định. Ảnh: Thanh Tiến.

Những đồi cam bạt ngàn trước đây đang dần được tái tạo bằng những cây trồng khác, hiệu quả kinh tế không bằng cam nhưng có tính ổn định. Ảnh: Thanh Tiến.

Đối với, khu vực diện tích cây ăn quả chưa bị bệnh, tập trung hướng dẫn bà con thực hiện tốt biện pháp phòng bệnh, tuyệt đối không bón phân chuồng tươi chưa qua quá trình xử lý ủ hoai mục. Những cây chớm bị bệnh, vườn bị bệnh cần chặt bỏ, đánh gốc, đốt tiêu hủy tại chỗ kết hợp sử lý khống chế mầm bệnh, không lây lan ra cây khác, vườn khác.

Trong thời gian tới, huyện Văn Chấn sẽ tập trung phân loại, xác định diện tích cây trồng có lợi thế, phát triển cây ăn quả theo nhu cầu thị trường, có quy mô phù hợp. Tiến hành sản xuất đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn, phục vụ tiêu thụ theo nhu cầu nội tiêu bằng việc chuyển đổi sang trồng các loại cây cây ăn quả khác có hiệu quả kinh tế hơn. Hàng năm, thực hiện các chính sách hỗ trợ cây giống, phân bón, kỹ thuật để trồng mới, trồng thay thế 200 ha cây ăn quả.

Ông Dương Hữu Tư - Phó chủ tịch UBND thị trấn Nông trường Trần Phú cho biết thêm, trước tình trạng cam chết hàng loạt, chính quyền thị trấn đã phối hợp với ngành Nông nghiệp vận động người dân chuyển đổi sang trồng một số loại cây trồng khác như: thanh long, táo, mít, nhãn, ổi, hồng xiêm… Đến nay một số hộ đã có thu nhập 100 – 200 triệu/năm từ cây trồng mới nhưng không đáng kể gì so với trồng cam. Do chưa hình thành vùng sản xuất hàng hóa nên bà con đang phải loay hoay tìm đầu ra cho các loại cây ăn quả mới này. Một số hộ dân cũng bắt đầu chuyển sang trồng tre Bát Độ, quế để ổn định thu nhập.

Xem thêm
Vĩnh Phúc giảm 10 tổ chức Đảng, 1 Ban Đảng và 8 Sở...

Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cho biết sẽ sớm ban hành chính sách với những trường hợp 'hy sinh' vì lợi ích chung, thôi làm việc trong cơ quan hưởng lương từ ngân sách.

Báo Nông nghiệp Việt Nam đoạt giải B báo chí toàn quốc về tam nông

Báo Nông nghiệp Việt Nam đoạt giải B Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn với loạt bài '1 giấy phép nuôi biển vướng 6 bộ, ngành'.

Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao

Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.