| Hotline: 0983.970.780

Thủ tướng yêu cầu có đánh giá sâu về khả năng tăng trưởng nông nghiệp

Thứ Tư 30/07/2014 , 14:13 (GMT+7)

Đề nghị của Thủ tướng được đưa ra tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7. Tại đây, thông tin từ Bộ KHĐT cho thấy tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực; lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng thấp, giá cả thị trường ổn định, cung - cầu hàng hóa được bảo đảm.

Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, trong hai ngày 30 và 31/7/2014, Chính phủ tiến hành phiên họp thường kỳ tháng 7/2014.

Tại phiên họp, Chính phủ nghe, thảo luận về Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2014, tình hình thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014; Tờ trình về một số giải pháp về thuế tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sự phát triển cho doanh nghiệp; Báo cáo một số cơ chế, chính sách phát triển y tế…

Chính phủ cũng sẽ thảo luận về một số dự án Luật như Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt; Dự án Luật An toàn vệ sinh lao động; Dự án Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo; Dự án Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi)…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng lưu ý các Bộ, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ, thực hiện tốt các phương án đảm bảo an toàn cho hơn 1.500 người Việt Nam đang lao động tại Libya.

Phát biểu khai mạc Phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các thành viên Chính phủ trên cơ sở Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2014, tập trung thảo luận vào những vấn đề lớn liên quan đến tái cơ cấu nền kinh tế, tăng trưởng GDP, kinh tế vĩ mô; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp;… trên tinh thần không điều chỉnh mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra cho năm 2014.

Theo đó, đi sâu dự báo, đánh giá về khả năng tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; thảo luận các giải pháp khả thi để thực hiện mục tiêu tăng trưởng GDP 5,8% năm 2014; các giải pháp tiếp tục đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng tổng cầu của nền kinh tế, tăng dư nợ tín dụng, giảm nợ xấu; đề xuất các giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cải cách hành chính về thuế, hải quan, đất đai, giảm số lần, số giờ nộp thuế cho doanh nghiệp.

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2014 cho thấy, các Bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai các Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết số 01 của Chính phủ, các Nghị quyết trong các phiên họp thường kỳ của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Đánh giá cho thấy tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực.

Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng thấp, giá cả thị trường ổn định, cung - cầu hàng hóa được bảo đảm; lãi suất, tỷ giá, thị trường ngoại hối ổn định; xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng cao, tiếp tục có xuất siêu; giải ngân vốn FDI, vốn ODA và vay ưu đãi đạt khá; sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục phục hồi qua từng tháng; sản xuất nông nghiệp được duy trì và phát triển tốt; khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng cao; an sinh xã hội tiếp tục được đảm bảo; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Xem thêm
Phú Thọ dự kiến giảm 48 đơn vị hành chính cấp xã

Trong giai đoạn 2023-2025 tỉnh Phú Thọ dự kiến sắp xếp 80 đơn vị hành chính cấp xã để thành lập 32 đơn vị hành chính, sau sắp xếp giảm 48 đơn vị.

Chia nước theo thứ tự ưu tiên

Do nắng hạn kéo dài, không có mưa đã khiến các hồ đập cạn kiệt nguồn nước, tỉnh Bình Thuận dự kiến sẽ cắt giảm hơn 15.000ha lúa trong vụ hè thu tới.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hơn 300 cơ sở ở Thái Nguyên vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm

Qua công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện hơn 320 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh vi phạm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bình luận mới nhất