| Hotline: 0983.970.780

Thừa Thiên – Huế dành hơn 123 tỷ đồng hỗ trợ khuyến nông

Thứ Tư 14/12/2022 , 10:45 (GMT+7)

Sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, giống chất lượng; nâng cao chất lượng bò lai bằng các giống bò cao sản; phát triển cây thanh trà bền vững... sẽ được ưu tiên triển khai.

UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa ban hành Quyết định số 673/QĐ-UBND về việc phê duyệt Chương trình khuyến nông tỉnh Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2021 - 2025.

Mục tiêu của Chương trình nhằm thúc đẩy ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, các mô hình sản xuất có hiệu quả vào sản xuất nông nghiệp, thực hiện có hiệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

z3926227188732_e739f008f4112834f2261f86c019a105

Chương trình sẽ dành hàng trăm triệu đồng để phát triển đàn bò vàng A Lưới. Ảnh: Công Điền.

Đồng thời, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nông sản; cải thiện và nâng cao đời sống của nông dân, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, sản xuất gắn với thị trường thông qua các hoạt động khuyến nông.

Theo đó, hằng năm, chương trình sẽ xây dựng từ 2 - 3 chuyên mục, 10 - 15 bản tin phát trên sóng truyền hình; xây dựng 3 - 4 đĩa hình hướng dẫn kỹ thuật, đưa 1 - 2 tin/tháng trên Website của Sở NN-PTNT, Trung tâm Khuyến nông tỉnh; tổ chức hội nghị giới thiệu các mô hình khuyến nông có hiệu quả hằng năm, tham dự các hội thảo khuyến nông đô thị do Câu lạc bộ Khuyến nông đô thị toàn quốc tổ chức.

Bên cạnh đó, tổ chức các Hội thi Trái ngon thanh trà Huế toàn tỉnh theo quy chế đã được phê duyệt. Tổ chức các diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp, các hội thảo chuyên đề, các cuộc tọa đàm khuyến nông nhằm tạo cơ hội liên kết một cách hiệu quả giữa bà con nông dân với các nhà khoa học, nhà quản lý, các chuyên gia, giải đáp cho nông dân, chủ trang trại về các vấn đề kỹ thuật, những chính sách phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới…

z3867527219672_5f5d754c8ffd36fb39172759f8558311

Các mô hình nuôi trồng thủy sản có hiệu quả cũng sẽ được Trung tâm Khuyến nông Thừa Thiên - Huế hỗ trợ thông qua các mô hình trình diễn. Ảnh: Công Điền.

Hằng năm, tổ chức 7 - 8 lớp tập huấn cho cán bộ khuyến nông tỉnh, huyện, cán bộ HTX, tổ hợp tác và các chủ trang trại. Tập trung vào các nội dung chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới; về tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi.

Nội dung chủ yếu là hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Hằng năm tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình khuyến nông có hiệu quả ở trong và ngoài tỉnh.

Xây dựng mô hình trình diễn; hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, giống cây trồng vật nuôi mới, trong đó tập trung vào các chương trình nông nghiệp, cây trồng, vật nuôi chủ lực có thế mạnh của tỉnh, các tiến bộ kỹ thuật mới, đặc biệt là các tiến bộ kỹ thuật về công nghệ sinh học, phương pháp canh tác mới, cơ giới hóa; liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; sản xuất theo hướng an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Chương trình cũng sẽ xây dựng các mô hình áp dụng các giống lúa mới có triển vọng, với mục tiêu đánh giá được tiềm năng về năng suất, triển vọng về chất lượng, khả năng thích ứng với ngoại cảnh, sâu bệnh hại… của các giống lúa mới; xác định mức độ phù hợp của các giống lúa mới với điều kiện đất đai, thời tiết khí hậu, trình độ canh tác của từng vùng, từng địa phương.

z3926196497673_27f924fda37d14a52d011b0ea9c8eb69

Mô hình thâm canh cây thanh trà theo hướng bền vững sẽ được ưu tiên hỗ trợ trong giai đoạn 2021 - 2025. Ảnh: Công Điền.

Hằng năm, bố trí với quy mô khoảng 100ha áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp xử lý rơm rạ sau thu hoạch; áp dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh sản xuất lúa chất lượng; xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa. Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tăng năng suất, hiệu quả sản xuất lúa tại các xã khó khăn; mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng lúa an toàn, lúa hữu cơ.

Xây dựng mô hình thâm canh cây thanh trà theo hướng bền vững và an toàn sâu bệnh thông qua ứng dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật và áp dụng công nghệ mới để xây dựng các mô hình sản xuất thanh trà an toàn, chất lượng nhằm thay đổi nhận thức về sản xuất cho nông dân, hướng đến nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn sản phẩm, hiệu quả và phát triển bền vững.

Triển khai mô hình nhà lưới thông minh, ứng dụng công nghệ IoT và trí tuệ nhân tạo trong giám sát và tương tác tự động...

Bên cạnh đó, chương trình sẽ xây dựng mô hình nâng cao chất lượng bò lai bằng các giống bò cao sản; mô hình nuôi lợn nái an toàn sinh học, góp phần phục hồi và phát triển đàn lợn sau dịch tả lợn châu Phi, chủ động cung ứng giống tốt, an toàn dịch bệnh để phát triển chăn nuôi lợn thịt thương phẩm trên địa bàn. 

Đối tượng nhận chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, mô hình sản xuất có hiệu quả, công nghệ trong nông nghiệp bao gồm: Nông dân, chủ trang trại sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp; tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp và các tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Theo dự kiến, kinh phí thực hiện Chương trình là hơn 123 tỷ đồng, huy động từ nguồn vốn của khuyến nông trung ương, Chương trình MTQG Xây dựng NTM; kinh phí thực hiện chính sách quản lý và sử dụng đất trồng lúa; ngân sách địa phương và kinh phí đóng góp của các doanh nghiệp, HTX, các tổ chức và người dân...

Xem thêm
Đàn ngựa bạch của người hùng cứu trạm bơm Cống Bún

Bắc Giang Ít người biết, cha con ở Bắc Giang cứu trạm bơm Cống Bún trong trận bão Yagi hôm nào đang sở hữu đàn ngựa bạch có nguồn gốc từ Mông Cổ…

Thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ động vật dịp Tết Ất Tỵ

Thời gian qua, các phương tiện thông tin truyền thông liên tục phản ánh về việc phát hiện các cơ sở giết mổ trong quá trình hoạt động vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Hành vụ đông bội thu

HẢI DƯƠNG Mỗi sào hành vụ đông thu lãi từ 4 - 6 triệu đồng, bằng 8 - 10 sào lúa.