| Hotline: 0983.970.780

Thúc đẩy hợp tác song phương về nông nghiệp nhằm tăng cường an ninh lương thực

Thứ Bảy 17/06/2023 , 19:51 (GMT+7)

Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT đã có một loạt các phiên họp song phương bên lề với lãnh đạo các Bộ đối tác của Đức, Nhật Bản, Canada và Bangladesh.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan chụp ảnh lưu niệm với Quốc vụ khanh về Nông nghiệp và Thực phẩm của Đức Claudia Heike Müller. 

Bộ trưởng Lê Minh Hoan chụp ảnh lưu niệm với Quốc vụ khanh về Nông nghiệp và Thực phẩm của Đức Claudia Heike Müller. 

Nhân dịp tham dự họp Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp G20 tại Hyderabad, Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Bộ trưởng Lê Minh Hoan dẫn đầu đã có một loạt các phiên họp song phương bên lề với Lãnh đạo các Bộ đối tác của Đức, Nhật Bản, Canada và Bangladesh.

Tại các phiên họp với Bộ trưởng Lê Minh Hoan, Bà Claudia Heike Müller, Quốc vụ khanh về Nông nghiệp và Thực phẩm của Đức; Cao ủy Nông nghiệp EU Januez Wojciechowski; Ông Tetsuro Nomura Bộ trưởng Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Nhật Bản; Bà Marie-Claude Bibeau, Bộ trưởng Nông nghiệp và Lương thực thực phẩm Canada; Ông Muhammad Abdur Razzaque, Bộ trưởng Nông nghiệp Bangladesh đều coi trọng quan hệ hợp tác với Việt Nam và luôn coi Việt Nam là đối tác quan trọng trong hợp tác nông nghiệp.

Tại các phiên họp, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề xuất tăng cường hợp tác thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ và đào tạo trong nông ngiệp nhằm cùng nhau đưa ra các giải pháp có lợi cho các bên, đóng góp vào an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng và phát triển bền vững toàn cầu. Bộ trưởng cho biết Việt Nam đang tích cực triển khai Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững và Kế hoạch hành động chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm, bền vững theo chỉ đạo của Chính phủ. 

Tại phiên họp với Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm của Đức, Bà Claudia Heike Müller cam kết hỗ trợ Việt Nam trong tăng trưởng xanh, đa dạng sinh học, cơ giới hóa nông nghiệp, quản lý hệ thống thực phẩm, chống suy thoái rừng gắn với canh tác nông nghiệp…

Phía Đức đặc biệt quan tâm đến hỗ trợ khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã và nông hộ nhỏ trong chuyển đổi xanh và tạo việc làm. Đồng thời, phía Đức đề xuất hai bên cùng làm việc để tạo thuận lợi cho thương mại NLTS, đề nghị Việt Nam tạo thuận lợi cho sản phẩm chăn nuôi và các sản phẩm từ chăn nuôi vào Việt Nam. Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá cao sự hỗ trợ của Đức cho nông nghiệp Việt Nam trong các lĩnh vực ưu tiên.

Đồng thời, đề nghị phía Đức đặc biệt quan tâm hỗ trợ Việt Nam triển khai áp dụng Quy định mới của EU về phòng chống xâm lấn và suy thoái rừng, phát triển rừng đa dụng và dựa trên cơ chế đồng quản lý cùng cộng đồng, triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại ĐBSCL, đào tạo nghề. Hai Bộ trưởng đều nhất trí về việc ưu tiên cho phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và nông hộ nhỏ trong tăng trưởng xanh. Hai bên nhất trí sẽ giao cho các cơ quan chuyên môn tích cực triển khai các biện pháp thúc đẩy thương mại NLTS giữa hai nước.   

Bộ trưởng Lê Minh Hoan tặng quà cho Cao ủy Nông nghiệp EU Januez Wojciechowski. 

Bộ trưởng Lê Minh Hoan tặng quà cho Cao ủy Nông nghiệp EU Januez Wojciechowski. 

Tại phiên hợp với Cao ủy Nông nghiệp EU, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá cao sự hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ hiệu quả của EU trong thời gian qua, góp phần quan trọng vào quá trình chuyển đổi ngành nông nghiệp Việt Nam hướng đến nền nông nghiệp “Minh bạch, trách nhiệm, bền vững và tăng trưởng xanh".

Những chính sách tiên phong của EU như: Green Deal; From Farm to Fork; Kinh tế tuần hoàn; ... đã tạo cảm hứng và tham khảo cho Bộ trong xây dựng Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững và chiến lược các tiểu ngành. Cao ủy Januez Wojciechowski đánh giá cao thành tựu của nông nghiệp Việt Nam trong đảm bảo an ninh lương thực và phát triển sinh kế cho nông hộ quy mô nhỏ. Cao ủy thống nhất ưu tiên hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam trong nỗ lực phát triển nông nghiệp xanh, giảm phát thải, bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt đối với việc áp dụng Quy định mới của EU về phòng chống xâm lấn và suy thoái rừng. Hai bên cũng thống nhất việc triển khai cụ thể các bước tiếp theo để thúc đẩy thương mại và đầu tư nông nghiệp giữa EU và Việt Nam.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan trao đổi bên lề với Bộ trưởng Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Nhật Bản Tetsuro Nomura. 

Bộ trưởng Lê Minh Hoan trao đổi bên lề với Bộ trưởng Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Nhật Bản Tetsuro Nomura. 

Tại cuộc gặp bên lề với Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Nhật Bản, Bộ trưởng Tetsuro Nomura đánh giá cao nỗ lực của phía Việt Nam trong triển khai Tầm nhìn hợp tác chiến lược nông nghiệp Việt Nam – Nhật Bản 2021-2024, đặc biệt trong xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững, kiểm dịch động thực vật, phát triển thủy lợi, phòng chống thiên tai và phát triển nguồn nhân lực.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cám ơn sự hỗ trợ thiết thực của Nhật Bản thông qua các dự án ODA cho nông nghiệp một cách toàn diện trong thời gian qua. Hai Bộ trưởng thống nhất sẽ giao các các cơ quan chuyên môn rà soát việc triển khai Tầm nhìn hợp tác nông nghiệp trong thời gian qua và lên Kế hoạch hành động cụ thể để xây dựng và triển khai Tầm nhìn hợp tác nông nghiệp giai đoạn tiếp theo 2025-2028, trong đó đặc biệt quan tâm để đào tạo nghề cho nông dân và phát triển mô hình Trường cấp 3 Nông nghiệp của Nhật Bản tại Việt Nam. 

Bộ trưởng Lê Minh Hoan trao quà lưu niệm cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Lương thực, thực phẩm Canada Marie-Claude Bibeau. 

Bộ trưởng Lê Minh Hoan trao quà lưu niệm cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Lương thực, thực phẩm Canada Marie-Claude Bibeau. 

Tại phiên họp với Bộ trưởng Nông nghiệp và Lương thực thực phẩm Canada, Bộ trưởng Marie-Claude Bibeau thể hiện cảm tình đặc biệt với Việt Nam qua kinh nghiệm chỉ đạo các dự án hợp tác phát triển với Việt Nam trong nhiều năm qua. Phía Canada mong muốn tăng cường hợp tác để đạt được các mục tiêu toàn cầu về đảm bảo an ninh lương thực, giảm phát thải, đảm bảo an ninh sinh học.

Với thế mạnh của mình, Canada sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong xây dựng vùng an toàn dịch bệnh cho chăn nuôi. Đồng thời, Bộ trưởng Marie-Claude Bibeau đề xuất hai bên hợp tác chặt chẽ trong công tác mở cửa thị trường, thúc đẩy thương mại NLTS giữa Canada và Việt Nam.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá cao sự hỗ trợ và hợp tác đầy thiện chí của Canada với nông nghiệp Việt Nam thời gian qua. Đồng thời, đề xuất phía Canada quan tâm hơn nữa trong hợp tác và hỗ trợ đổi mới sáng tạo nông nghiệp vì khí hậu, và áp dụng mô hình đào tạo nghề kết hợp với nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ của Canada vào Việt Nam. Hai bên nhất trí giao các cơ quan chuyên môn phối hợp chặt chẽ để thúc đẩy thương mại NLTS giữa hai nước.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan tặng quà cho Bộ trưởng Nông nghiệp Bangladesh Muhammad Abdur Razzaque. 

Bộ trưởng Lê Minh Hoan tặng quà cho Bộ trưởng Nông nghiệp Bangladesh Muhammad Abdur Razzaque. 

Tại phiên họp với Bộ Nông nghiệp Bangladesh, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chúc mừng Bangladesh đã đạt mức tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong 10 năm qua. Bangladesh là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới với tốc độ tăng trưởng ổn định, trung bình trên 6,5% trong hơn một thập kỷ. GDP bình quân đầu người của Bangladesh gần gấp 3 lần từ 833 USD năm 2012 lên gần 2700 USD năm 2022.

Việt Nam và Bangladesh có quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp. Hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 11/2/1973. Năm nay hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Bộ trưởng Lê Minh Hoan bày tỏ mong muốn tăng cường quan hệ với Bangladesh, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, đầu tư và khoa học công nghệ nông nghiệp.

Việt Nam có thế mạnh về lúa gạo, cây công nghiệp, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ và trái cây nhiệt đới. Trong khi Bangladesh có thế mạnh về khoai tây, hạt vừng, hạt có dầu, đay, bông sợi. Bộ trưởng Muhammad Abdur Razzaque đánh giá cao thành tựu của nông nghiệp Việt Nam và mong muốn học hỏi kinh nghiệm phát triển của nông nghiệp Việt Nam. Hai bên thống nhất sẽ tạo cơ chế trao đổi thường xuyên để thúc đẩy hợp tác nông nghiệp vì lợi ích của người dân hai nước, phát huy tính bổ trợ lẫn nhau của nền nông nghiệp hai nước, xứng tầm với quan hệ hữu nghị truyển thống tốt đẹp giữa hai nước.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm