| Hotline: 0983.970.780

Thủy sản Na Hang sản lượng cao song hành giá tốt

Thứ Sáu 30/12/2022 , 13:56 (GMT+7)

Năm 2022, được coi là năm thành công của ngành thủy sản Na Hang khi tổng sản lượng đạt hơn 100% kế hoạch, đồng thời giá thủy sản khá cao khiến người nuôi lãi lớn.

Tính đến hết năm 2022, tổng sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản của huyện đạt hơn 1.550 tấn, đạt 102 % kế hoạch đề ra. Ảnh: Đào Thanh.

Tính đến hết năm 2022, tổng sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản của huyện đạt hơn 1.550 tấn, đạt 102 % kế hoạch đề ra. Ảnh: Đào Thanh.

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Na Hang, hiện nay toàn huyện có 105 hộ, 2 hợp tác xã, 3 doanh nghiệp tham gia vào nuôi trồng thủy sản. Tổng số lồng nuôi là 1.092 cá các loại, trong đó có 731 lồng nuôi cá đặc sản. Tính đến hết năm 2022, tổng sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản của huyện đạt hơn 1.550 tấn, đạt 102 % kế hoạch đề ra.

Ông Vi Ngọc Quý, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Na Hang cho biết, phát huy lợi thế và tiềm năng của ngành thủy sản, huyện Na Hang đã và đang nâng cao hình thức tổ chức sản xuất, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, các quy trình sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Hiện nay trên Hồ thuỷ điện Tuyên Quang đã có sản phẩm cá được chứng nhận chăn nuôi sản xuất phù hợp quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP). Tiêu biểu như Công ty TNHH Nhật Nam có 4 sản phẩm đạt sao OCOP, trong đó có 2 sản phẩm 3 sao, 2 sản phẩm 4 sao. 

Công ty TNHH Nhật Nam hiện nay quy mô sản xuất điều hành cho hệ thống 50 lồng nuôi hiện đại, thể tích mỗi lồng 108m3. Theo nhu cầu thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng trong thời gian qua, Công ty đã thực hiện nuôi trồng các loài thủy sản có giá trị kinh tế như: Cá lăng, cá quả, cá chép... hiện nay, Công ty đang đưa vào nuôi thêm 2 loài cá mới đó là cá chình hoa và cá chép giòn...

Năm 2022, giá các loại cá tăng khá cao nên công ty thu được khoản lợi nhuận khá lớn. Ưu điểm nổi bật nhất của công ty là các sản phẩm cá của công ty đạt các tiêu chuẩn nhất định nên có đầu ra khá thuận lợi và ổn định.  Bởi vậy, kể cả thời điểm giá cá thương phẩm tại Tuyên Quang chỉ đạt 60.000 đồng/kg, sản phẩm của công ty vẫn đạt giá bán lẻ là 130.000 đồng/kg.

Anh Vi Anh Đức, Giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Nhật Nam cho biết, việc nghiên cứu và sản xuất sản phẩm chế biến sâu thuận tiện cho việc đưa vào hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch đặc biệt là phải tiện lợi để phù hợp với nhu cầu người sử dụng.

Hiện, Công ty đang có 8 sản phẩm sơ chế, chế biễn sẵn từ cá lăng như: Phi lê, cắt khúc, chả cá lăng, ruốc cá lăng, chiên xù, trong đó năm 2020, sản phẩm thủy sản của Công ty đã được UBND tỉnh đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP đạt hạng 4 sao có 2 sản phẩm và đạt hạng 3 sao có 2 sản phẩm.

Với diện tích hồ thủy điện hơn 8.000ha huyện Na Hang có tiềm năng lớn để phát triển nghề thủy sản. Ảnh: Đào Thann.

Với diện tích hồ thủy điện hơn 8.000ha huyện Na Hang có tiềm năng lớn để phát triển nghề thủy sản. Ảnh: Đào Thann.

Công ty TNHH MTV Thủy sản Đức Nguyên chuyên nuôi cá đặc sản trên khu vực lòng hồ thủy điện Tuyên Quang thường xuyên duy trì 30 lồng cá các loại, trong đó có 20 lồng cá lăng. Hiện trung bình công ty xuất bán khoảng 2 tấn cá đặc sản các loại.

Anh Phạm Thanh Tùng, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thủy sản Đức Nguyên cho biết, hiện các loại cá đặc sản thương phẩm đều có giá xuất bán là trên 100.000 đồng/kg. Riêng giá cá lăng tăng cao nhất, trước đây giá thu mua cá lăng trung bình chỉ đạt 60.000 đến 70.000 đồng/kg nay là hơn 100.000 đồng/kg.

Anh Tùng tính toán, giai đoạn trước giá thức ăn thủy sản chỉ từ 250.000 - 300.000 đồng/bao nhưng hiện nay giá tăng lên từ 500.000 đồng/bao. Với giá thức ăn thủy sản tăng cao, giá thu mua cá thương phẩm nếu duy trì mức bán như hiện nay thì đảm bảo người nuôi vẫn có lãi.

Có thể thấy, năm 2022 ngành thủy sản của huyện Na Hang tiếp tục khẳng định được vai trò và vị trí của mình trong cơ cấu kinh tế của huyện vùng cao này.

Song song với việc nâng cao sản lượng, chất lượng và kết nối tiêu thụ sản phẩm thủy sản, chính quyền huyện Na Hang đang định hướng các khu nuôi cá lồng không chỉ là một điểm tham quan, dừng chân cho du khách khi tham quan, ngắm cảnh trên hồ mà đây còn là một khu ẩm thực giới thiệu với du khách các sản phẩm được chế biến từ nguồn cá đặc sản và dinh dưỡng cao có giá trị kinh tế; cung cấp cho du khách hoàn toàn những sản phẩm sạch, an toàn về chất lượng.

Xem thêm
Tương lai nuôi biển bền vững của Việt Nam và Na Uy

Quy hoạch không gian biển, tăng cường năng lực dự báo, cung cấp bảo hiểm biển là các lĩnh vực trọng tâm trong hợp tác nuôi trồng thủy sản giữa Việt Nam - Na Uy.

Không cho tàu cá rời cảng nếu không trang bị đủ điều kiện an toàn

Bộ NN-PTNT chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ việc đăng ký thuyền viên tàu cá, việc thay đổi thuyền viên, người lao động trên các tàu cá theo chuyến biển.

Xuất khẩu thủy sản mừng 10 tỷ USD và nghĩ về tương lai

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2024 hân hoan về đích 10 tỷ USD, thị trường vươn tới 170 quốc gia và vùng lãnh thổ. Một thành tựu đáng mừng, song vẫn còn nhiều trăn trở.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.