| Hotline: 0983.970.780

Thủy sản Nghệ An yếu trong tổ chức chế biến

Chủ Nhật 10/04/2022 , 11:14 (GMT+7)

Giữa muôn vàn khốn khó bủa vây, nhất là khi nguồn lợi trên biển có dấu hiệu suy giảm thì công tác chế biến càng phải được ngành nghề thủy sản Nghệ An chú trọng.

Song song với quá trình nâng cấp phương tiện phục vụ đánh bắt xa bờ thì công tác bảo quán, chế biến cũng phải được quan tâm, chú trọng. Ảnh: Việt Khánh.

Song song với quá trình nâng cấp phương tiện phục vụ đánh bắt xa bờ thì công tác bảo quán, chế biến cũng phải được quan tâm, chú trọng. Ảnh: Việt Khánh.

Theo ghi nhận của Nông nghiệp Việt Nam, loại hình thu gom, sơ chế, chế biến, cấp đông và bảo quản đông lạnh của ngành thủy sản Nghệ An có bước phát triển khá mạnh. Năm 2020 toàn tỉnh có 109 cơ sở, tăng 128,23% so năm 2015; 224 kho lạnh bảo quản đạt với sức chứa 15.000 tấn hàng, tăng đến 150% công suất so với cùng kỳ năm 2015. Hệ thống kho lạnh tập trung ở 4 huyện, thị ven biển, nhiều nhất là Quỳnh Phương, Quỳnh Lập (thị xã Hoàng Mai); Diễn Ngọc, Diễn Bích (huyện Diễn Châu); Nghi Tân, Nghi Hải (thị xã Cửa Lò).

Các chủ đầu tư không ngừng đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, qua đó tăng công suất cấp đông lên 8 - 10 tấn/mẻ so với 5 - 6 tấn/mẻ trước đây, dung tích kho bảo quản tăng lên từ 80 - 100 tấn/kho. Thay đổi này tạo ra lợi ích kép cho ngành nghề kinh doanh thủy sản nói chung, vừa đảm bảo thu gom, cấp đông, bảo quản nguyên liệu lại cung cấp số lượng lớn nguồn hàng cho nhu cầu tiêu thụ nội địa.

Nếu như năm 2015 toàn tỉnh Nghệ An chỉ có độc duy nhất 1 cơ sở tham gia loại hình này thì 5 năm sau có đến 5 cơ sở quy mô thực hiện chế biến thủy sản xuất khẩu (2 cơ sở có Code của EU, 1 cơ sở có Code xuất khẩu thị trường Trung Quốc và các nước Đông Nam Á); 3 cơ sở (Công ty TNHH Royal Foods, Công ty TNHH Frescol Tuna, Công ty TNHH Một thành viên Masan MB) được đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại đảm bảo công tác chế biến sâu…

Hiện mặt hàng chế biến xuất khẩu chủ yếu là hàng đông lạnh, đồ hộp và bột cá. Tổng sản phẩm năm 2020 đạt 25.179 tấn, duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 17,14%/năm. Giá trị chế biến xuất khẩu đạt 28,13 triệu USD, bằng 176,81% so với năm 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân 12,08%/năm, đóng góp 7,34% tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm, thủy sản.

Dẫu số liệu thống kê cho thấy mặt tích cực nhưng điều đáng quan ngại là chất lượng và số lượng không thực sự song hành, các mặt hàng gia công, chế biến thô vẫn chiếm tỷ trọng lớn, đồng nghĩa giá trị kinh tế không cao.

Mặc dù có đổi thay nhưng công tác chế biến thủy sản của Nghệ An vẫn còn nhiều hạn chế, phương thức truyền thống vẫn chiếm phần đa. Ảnh: Việt Khánh. 

Mặc dù có đổi thay nhưng công tác chế biến thủy sản của Nghệ An vẫn còn nhiều hạn chế, phương thức truyền thống vẫn chiếm phần đa. Ảnh: Việt Khánh. 

Lĩnh vực chế biến thủy sản truyền thống cũng mang những nét tương đồng, đến năm 2020 chỉ có 5 đơn vị áp dụng chế biến nước mắm sử dụng phương thức truyền thống kết hợp công nghệ kéo rút. Tổng công suất thiết kế của các cơ sở này đạt 9 triệu lít/năm, sản lượng nước mắm đạt 5,5 triệu (năm 2020), bên cạnh đó là 220 tấn mắm các loại, chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng quan chung.

Ngược lại có khoảng 800 cơ sở/hộ gia đình (phần lớn nằm trong 10 làng nghề chế biến có tiếng trên địa bàn tỉnh) tham gia thu mua nguyên liệu từ các tàu khai thác, đầm nuôi, sau đó phân phối lại cho các cơ sở chế biến, hoặc bán trực tiếp người tiêu dùng. Loại hình này khá phong phú về hình thức (chế biến nước mắm, mắm các loại, thu gom nguyên liệu, cá nướng, hải sản phơi khô (mực khô, tôm khô, cá khô, moi khô…), sản lượng hàng năm khá ổn định (riêng mặt hàng nước mắm trên dưới 21,87 triệu lít, mắm các loại khoảng 8.000 tấn, hải sản khô khoảng 1.500 tấn).

Có điều “đông về lượng nhưng chưa tinh về chất”, hầu hết các cơ sở sản xuất nêu trên đều bố trí ngay trong khuôn viên hộ gia đình, mặt bằng sản xuất chật hẹp, quy trình sản xuất thủ công, trang thiết bị thô sơ, chưa đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều này kéo theo chất lượng chưa tốt, kết hợp mẫu mã chưa thực sự bắt mắt tức thì gây ra nhiều hạn chế, bất cập trong việc nâng cao giá trị sản phẩm cũng như mở rộng thị trường.

Biết rõ thực tại nhưng khi nhân lực lẫn vật lực đều hạn chế chưa thì phương thức này vẫn là sự lựa chọn của số đông, lâu dài rõ ràng là lực cản không nhỏ của ngành thủy sản địa phương.

Nhìn chung ngành thủy sản Nghệ An vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Ảnh: Việt Khánh.

Nhìn chung ngành thủy sản Nghệ An vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Ảnh: Việt Khánh.

Xem thêm
Vùng thủy sản trù phú ở 'tọa độ lửa'

QUẢNG BÌNH Khi cầu Gianh nối liền hai bờ sông thay cho những chuyến phà, bà con xã Bắc Trạch tiến ra vùng 'tọa độ lửa' năm nào, biến những hố bom thành vùng nuôi thủy sản.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.