| Hotline: 0983.970.780

Phát triển ngành thủy sản của Nghệ An cơ bản còn nằm trên giấy

Thứ Tư 23/03/2022 , 08:11 (GMT+7)

Hướng đến bền vững, thủy sản Nghệ An cần vạch ra nhiệm vụ cho từng vùng để xây dựng lộ trình dài hơi với mục tiêu cụ thể cho sự phát triển.

Để phát triển ngành nghề thủy sản theo hướng bền vững, qua đó nâng tầm chất lượng của người dân nhất thiết Nghệ An phải xây dựng lộ trình bài bản, có định hướng rõ ràng. Ảnh: Việt Khánh.

Để phát triển ngành nghề thủy sản theo hướng bền vững, qua đó nâng tầm chất lượng của người dân nhất thiết Nghệ An phải xây dựng lộ trình bài bản, có định hướng rõ ràng. Ảnh: Việt Khánh.

1.061 hồ đập, 32 hồ thủy điện lớn nhỏ, 82 km bờ biển trải dài, 4.239 hải lý vuông cùng 6 cửa lạch ra vào, bấy nhiêu thôi cũng đủ minh chứng Nghệ An hội tụ tất cả yếu tố tiên quyết để phát triển lớn mạnh ngành nghề thủy sản.

Dù vậy do nhiều nguyên nhân kìm hãm, những năm qua kinh tế thủy sản của địa phương chưa phát triển như ý muốn, tổng quan còn tồn tại nhiều hạn chế chưa được tháo gỡ, điển hình như: Số lượng tàu cá công suất nhỏ đánh bắt gần bờ ở mức cao; nhiều trường hợp vi phạm trong hoạt động khai thác; diện tích nuôi nhỏ lẻ, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp; hoạt động chế biến còn lạc hậu, manh mún, chưa nâng cao được giá trị sản phẩm; thị trường tiêu thụ chủ yếu là nội địa, chưa có nhiều thương hiệu truyền thống; cơ sở hạ tầng phục vụ nghề khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản chưa được đầu tư đúng mức…

Để nâng tầm ngành nghề thủy sản theo hướng hiện đại, đáp ứng được nhu cầu đặt ra trong xu thế mới, Nghệ An đã chủ động xây dựng “Chương trình phát triển kinh tế thủy sản giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”, xem đây là nền móng để gỡ bỏ những nút thắt đeo đẳng suốt bấy lâu.

Do nhiều nguyên nhân, ngành thủy sản Nghệ An chưa đạt được như kỳ vọng. Ảnh: Việt Khánh.

Do nhiều nguyên nhân, ngành thủy sản Nghệ An chưa đạt được như kỳ vọng. Ảnh: Việt Khánh.

Mục tiêu chung là tăng cường đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá nhằm tạo điều kiện thúc đẩy lĩnh vực khai thác, nuôi trồng và chế biến có hiệu quả; phát huy tiềm năng lợi thế sẵn có, chủ động sản xuất và quản lý theo chuỗi giá trị sản phẩm, đảm bảo thích ứng biến đổi khí hậu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực; đổi mới quan hệ sản xuất, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc phòng, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An khóa XIX.

Về kinh tế thủy sản, phấn đấu đến năm 2025 toàn tỉnh đạt tổng sản lượng 255.000 tấn, giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) ước đạt 8.740 tỷ đồng, giá trị sản xuất (giá hiện hành) ước đạt 14.584 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn đạt 8,71%/năm; Đến năm 2030 nâng tổng sản lượng lên 275.000 tấn, nâng giá trị sản xuất lên 12.550 tỷ đồng, giá trị sản xuất ước đạt 20.895 tỷ đồng.

Về khai thác thủy sản, sẽ duy trì ổn định ở mức 180.000 tấn/năm (năm 2025) đến 185.000 tấn/năm (năm 2030); số lượng tàu cá giảm dần, đặc biệt là những phương tiện khai thác gần bờ, đến năm 2025 tỉnh Nghệ An duy trì khoảng 3.350 chiếc, năm 2030 là 3.250 chiếc. Ở chiều ngược lại sẽ tăng dần sản lượng nuôi trồng, đến năm 2025 là 75.000 tấn, năm 2030 khoảng 90.000 tấn…

Để cụ thể hóa được mục tiêu đòi hỏi phải xây dựng lộ trình bài bản, trong đó mấu chốt là định hướng phát triển theo vùng kinh tế gắn với chuỗi giá trị từ người nuôi đến cơ sở chế biến, doanh nghiệp thương mại, cuối cùng thị trường tiêu thụ. Trên cơ sở này, vùng ven biển (thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, thị xã Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu, huyện Diễn Châu, huyện Nghi Lộc) sẽ tập trung phát triển khai thác hải sản xa bờ, nuôi lồng trên biển, nuôi thâm canh, siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng, tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Trong khi đó, vùng đồng bằng trung du (các huyện Yên Thành, Nghĩa Đàn, Đô Lương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Tân Kỳ và thị xã Thái Hòa) có nhiệm vụ chính là duy trì ổn định khai thác nội đồng, phát triển các hình thức nuôi thâm canh trong ao hồ nhỏ.

Theo kế hoạch, các huyện khu vực miền núi của Nghệ An cần tận dụng triệt để mặt nước của các hồ đập lớn để áp dụng hình thức nuôi lồng. Ảnh: Việt Khánh.

Theo kế hoạch, các huyện khu vực miền núi của Nghệ An cần tận dụng triệt để mặt nước của các hồ đập lớn để áp dụng hình thức nuôi lồng. Ảnh: Việt Khánh.

Về phần khu vực miền núi (gồm các huyện Thanh Chương, Con Cuông, Anh Sơn, Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp), các huyện sẽ tập trung khai thác có hiệu quả diện tích mặt nước tại các hồ đập lớn, các hồ thủy điện, thủy lợi, sông suối dựa trên hình thức nuôi lồng, trong đó tập trung các đối tượng có giá trị kinh tế cao. Song song với đó, cần có phương án bảo vệ các loài cá bản địa, đặc hữu có lợi thế.

Xem thêm
Một số nơi phát triển nóng nuôi cá nước lạnh

Cá nước lạnh đang có lợi thế phát triển mạnh ở nước ta. Tuy nhiên, việc sản xuất gặp không ít khó khăn về môi trường, dịch bệnh..., một số nơi phát triển nóng.

Tập huấn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản

CÀ MAU Ngày 19/12 tại TP Cà Mau, Cục Kiểm ngư phối hợp với Sở NN-PTNT Cà Mau tổ chức tập huấn hướng dẫn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.