| Hotline: 0983.970.780

Tiệm cắt tóc và người thợ đặc biệt của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải

Thứ Ba 20/03/2018 , 07:40 (GMT+7)

Về Tân Thông Hội, nơi nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải sống, gặp bất kể ai, từ anh thợ cắt tóc, những đứa trẻ, đến các cụ già, nghe họ kể lại những kỷ niệm về ông Sáu Khải, sẽ cảm nhận được tình cảm họ dành cho ông nhiều đến mức nào.

Chuyện của anh thợ cắt tóc

Ngay ngã ba đường số 54, ấp Chánh, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, có một tiệm cắt tóc bình dân, chủ tiệm là anh Nguyễn Thanh Phong, năm nay 34 tuổi. Anh Phong chính là người nhiều năm qua cắt tóc cho nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải. Với anh Phong, đây là niềm hạnh phúc rất lớn mà anh may mắn có được.

18-15-02_nh_2
Anh Nguyễn Thanh Phong

Nói tiệm cho oai chứ đây chỉ là một căn nhà cấp 4. Bên ngoài, tấm biển bằng sắt đã rỉ sét ghi tên tiệm “Thanh Phong” treo phía dưới mái tôn. Bên trong có hai chiếc ghế cắt tóc, đặt trước tấm gương lớn đã in dấu thời gian. Dù tiệm nhỏ, đơn sơ, nhưng khá sạch sẽ, không gian thoáng mát, yên bình nhờ có cây hoa sứ ngoài sân. “Ai cũng nghĩ, một vị từng là nguyên thủ quốc gia thì mọi sinh hoạt cá nhân hàng ngày phải được chú ý từng ly từng tý, làm sao xuề xoà được? Mà nếu có xuề xoà thì cũng khó có chuyện cắt tóc ở cái tiệm xập xệ như chỗ này”, anh Phong nói.

Rồi anh kể tiếp: “Đó là một buổi sáng cách đây 4 năm, tôi đang chuẩn bị mở cửa tiệm thì chú làm việc trong nhà bác Hai gọi điện thoại, hỏi có ở tiệm không? Tôi nói cháu đang chuẩn bị mở cửa tiệm. Chú ấy bảo, ừ, dọn dẹp cho sạch sẽ, chút bác Hai ra tiệm anh cắt tóc đấy. Tôi nghe mà không tin vào tai mình, hỏi lại. Chú ấy nhắc lại lần nữa thì tôi mới tin là thật. Vội vàng dọn dẹp, lau chùi mọi thứ thật kỹ. Chừng nửa tiếng sau thì bác Hai ngồi trên chiếc xe đạp điện dừng trước cửa, tôi vừa mừng vừa hồi hộp, tay chân cứ lóng ngóng. Thấy vậy, bác cười trấn an tôi: “Cháu cứ coi bác như mọi người, cắt tóc cho bác như cắt cho mọi người, có gì đâu”.

Nghe bác nói vậy, tôi vững dạ phần nào, nhưng vẫn lo, vì chưa biết bác muốn cắt như thế nào, mà không dám hỏi, mà không hỏi lỡ bác không vừa ý thì sao? Bác như đoán được suy nghĩ của tôi, nói tiếp: “Cháu cắt xanh bình thường cho bác”. Tôi nghe vậy mới dứt khoát lấy cái khăn choàng mới đã chuẩn bị trước đó khoác lên cho bác. Sau khi yên vị trên ghế, bác hỏi tôi cắt tóc lâu chưa, vợ làm gì, thu nhập có đủ không? Mấy cháu rồi, các cháu có ngoan không, học giỏi không. Rồi bác bảo, làm cha mẹ phải gương mẫu cho con cái học theo. Cha mẹ tốt thì con cái mới ngoan hiền…”.

“Anh có nhầm không? Mọi người vẫn gọi bác Phan Văn Khải là bác Sáu Khải, sao anh lại gọi là bác Hai?”, tôi ngạc nhiên hỏi. Anh Phong đáp: “Không nhầm đâu. Ở đây mọi người vẫn gọi bác Hai chứ không phải ông Sáu như nhiều người. Nguyên do bởi vì ông là con trai cả của bà Năm, nhà cạnh đình Tân Thông. Những người trong gia đình vẫn kể lại lời bà Năm, má của bác Hai Khải: “Ai gọi Khải là Sáu thì chắc không phải dân Củ Chi. Vì thế, ở đây chẳng ai gọi bác là bác Sáu cả”.

18-15-02_nh_1
Tấm biển bằng sắt đã rỉ sét

Sau lần ấy, đều đặn mỗi tháng một lần, ông Khải lại ghé tiệm anh Phong một lần. Nhiều lúc, ông đi bộ, cùng cháu ngoại. “Nhiều lúc, người nhà bác gọi điện cho tôi, bảo vào nhà bác hớt tóc cho mấy đứa nhỏ. Xong bác bảo tôi “Tiện con hớt cho bác Hai luôn”. Nói rồi bác vui vẻ ngồi vào ghế.

"Sau này, tôi quen rồi, thấy gần gũi lắm, cứ mong đến ngày bác ra hớt tóc. Vì lần nào cũng vậy, chỉ chừng nửa tiếng thôi, tôi được nghe bác kể biết bao nhiêu chuyện”, anh Phong nói tiếp.

Chỉ bức ảnh chụp chung với nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải treo trân trọng trên tường, anh Phong kể: “Bức ảnh này chụp trong lần thứ ba bác ghé tiệm hớt tóc. Lần đó, sau khi cắt tóc cho bác xong, tôi đánh liều hỏi bác cho cháu chụp chung với bác tấm ảnh được không, bác cười gật đầu “ừ” liền. Tôi lấy điện thoại ra, nhờ một người khách chụp dùm. Sau đó, tôi đem rửa hai tấm, phóng to, treo mọt tấm ở đây và một tấm để trong tủ kính trong phòng. Lần sau đến hớt tóc, bác nhìn tấm ảnh, khen đẹp”.

Lần cuối cùng anh Phong vinh dự hớt tóc cho nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải là tháng 11 năm ngoái. Nhắc đến hiện tại, anh Phong trầm giọng, ánh mắt chùng xuống: “Tôi thấy lúc đó bác còn mạnh lắm. Vậy mà…”.
 

Vắng bác Khải, không còn vui

Không chỉ dành hết tâm sức, thời gian cho giáo dục, cho thế hệ tương lai, đóng góp cho chương trình xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống cho người dân địa phương, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải còn rất quan tâm đến đời sống văn hoá, tinh thần.

Từng là bạn học thuở thiếu thời, ông Nguyễn Văn Khỏe, Trưởng ban quản lý di tích lịch sử đền Tân Thông, xã Tân Thông Hội, rung rưng nói: “Khi nào người ta đưa linh cữu ông Hai đi thì đình sẽ gióng hồi trống dài để tiễn đưa ông ấy”. Ông Khoẻ nói như thế bởi vì, ở Đình Tân Thông, di tích lịch sử cấp thành phố này, nơi đâu cũng có dấu ấn của ông Hai Khải.

18-15-02_nh_5
Tấm ảnh chụp chung với bác Hai Khải được anh coi như báu vật

“Đình Tân Thông xây dựng vào thế kỉ thứ XIX, đến nay cũng hơn 200 năm rồi. Đây không chỉ là cơ sở văn hoá tín ngưỡng dân gian, có giá trị về mặt lịch sử, mà còn là cơ sở cách mạng suốt 2 cuộc kháng chiến của ta. Ngôi đình ban đầu bằng gỗ, lợp lá đơn sơ, từng bị bom đạn tàn phá tan hoang. Năm 2009, chính ông Hai Khải là người phát động việc tu sửa, đến cuối năm 2010 thì hoàn thành. Hồi đó, ông ấy đi khắp nơi xin cây về trồng quanh đình. Bây giờ, đây là một trong những di tích đẹp nhất của thành phố đấy. Nhớ công ông Hai, Đảng uỷ xã, huyện và mọi người muốn ghi tên ông để nhớ ơn, nhưng ông nhất định không chịu. Ông Hai bảo, miễn sao mình thấy công trình ngày càng đẹp là hạnh phúc rồi, cần gì phải ghi tên vào”, ông Khoẻ nói.

Sau khi Đình tu sửa xong, ông Hai Khải trở thành bạn thân thiết của các vị bô lão trong Đình, ông thường xuyên ra đây. Mỗi lần ra, ông ấy lại đi một vòng, ra từng gốc cây xem cây nào có nhiều lá úa, cây nào ra nhiều nhánh rồi tỉa, cắt. Sau đó ngồi uống trà, trò chuyện với chúng tôi, nghe bà con tâm sự. Thân thiết lắm. Có tuần ngày nào ông cũng ra. Mỗi lần, nghe thấy tiếng rè rè từ cái xe đạp điện của ổng, mọi người biết ngay. Hôm nào không thấy ông Hai ra, mọi người trầm hơn, bớt vui đi, ông Khoẻ kể.

Mỗi lần ngồi uống trà, ông Hai hay ôn lại những năm tháng nghèo khó trước đây. Rồi bảo, phải nhớ và nhắc nhở con cháu sau này, phải biết trân quý những gì mình đang có, và phải răn dạy con cháu cố gắng học giỏi để tiếp bước cha ông, gìn giữ, xây dựng quê hương ngày càng giàu hơn.

18-15-02_nh_7
Nhờ có Bác Hai Khải, Đình Tân Thông trở thành một trong những di tích đẹp nhất TP

“Hồi nhỏ, nhà nào cũng nghèo, nhà ông Hai cũng vậy, ông ấy sống với ông bà ngoại từ nhỏ, đi làm đủ nghề kiếm sống để phụ giúp ông bà, mong được tới trường. Ông thông minh, sáng dạ lắm. 15 tuổi thì ông theo cách mạng. Đình Tân Thông được như bây giờ cũng là nhờ ông Khải. Trở về quê, ông Hai trở thành chỗ dựa tinh thần của bà con. Ông Hai bảo, hạnh phúc của tôi là thấy bà con hạnh phúc. Câu nói chân chất, mộc mạc y như nông dân, chẳng giống người từng làm Thủ tướng chút nào”, ông Khỏe nói.

18-15-02_nh_8
Ông Nguyễn Văn Khỏe dù tuổi cao, chân yếu, nhưng ông vẫn túc trực bên linh cữu ông Hai Khải, người bạn vong niên của ông hàng ngày
“Ông Hai Khải thích tham gia lễ hội. Mỗi khi ở đình có lễ hội, ông lại thức vui chơi với bà con. Sắp đến lễ Kỳ Yên, như mọi năm thì tổ chức rất linh đình, có cải lương, hát bội…Nhưng năm nay không còn ông ấy, chắc mọi người không còn hào hứng nhiều, sẽ được rút gọn. Ai cũng bảo, không có bác Khải không còn vui”, ông Khỏe nói, đôi mắt rưng rưng.

 

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm