| Hotline: 0983.970.780

Tiến độ, chất lượng văn bản pháp luật phụ thuộc người đứng đầu

Thứ Hai 08/04/2019 , 15:55 (GMT+7)

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường tại cuộc họp với các đơn vị đầu mối trực thuộc về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn năm 2019 diễn ra sáng 8/4 tại Hà Nội.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: “người đứng đầu đơn vị phải chịu trách nhiệm trước tiên về chất lượng, tiến độ văn bản quy phạm pháp luật”

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, trong năm 2018 - 2019, Bộ NN-PTNT xây dựng nhiều Luật, Nghị định quan trọng, như Luật Chăn nuôi, Trồng trọt, Lâm nghiệp, Thủy sản…. bao trùm toàn bộ các lĩnh vực của ngành nên 2019 Bộ phải hoàn thành khối lượng khổng lồ các văn bản quy phạm pháp luật, Nghị định, thông tư, tiêu chuẩn, quy chuẩn kèm theo.

Theo Vụ Pháp chế, năm 2019 theo kế hoạch chương trình chính, Bộ NN-PTNT sẽ xây dựng 1 Dự án Luật, 9 Nghị định của Chính phủ, 1 quyết định của Thủ tướng, 24 Thông tư và 13 đề án của Thủ tướng Chính phủ, đến nay về cơ bản đáp ứng tiến độ đề ra.

Bên cạnh việc biểu dương, động viên các đơn vị hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng văn bản quy phạm pháp luật như Tổng cục Lâm nghiệp, Cục Bảo vệ thực vật,… Bộ NN-PTNT cũng nghiêm khắc phê bình những đơn vị không hoàn thành mốc thời gian cũng như chất lượng văn bản xây dựng chưa được tốt, thậm chí một số văn bản bị dư luận, xã hội phản ứng như thời gian qua.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, dù có lí do khách quan, nhưng về cơ bản chất lượng văn bản quy phạm pháp luật thấp, tiến độ chậm, nguyên nhân chủ quan đều do người đứng đầu các đơn vị được giao soạn thảo. Bởi cùng một thể chế, pháp luật ấy nhưng tại sao có đơn vị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật rất tôt, rất đúng tiến độ, đến nay nhiều văn bản đã đi vào cuộc sống rồi, nhưng có đơn vị làm mãi không xong?.

Do đó, với thành quả nỗ lực của việc cắt giảm hàng nghìn điều kiện kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2017 - 2018, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị các đơn vị tổng rà soát lại toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật mình được giao, chủ động hoàn thành đúng thời gian, đảm bảo chất lượng Chính phủ giao trong năm 2019.

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT họp với các đơn vị đầu mối trực thuộc về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn năm 2019

Bộ trưởng cũng đề nghị các Thứ trưởng trực tiếp phụ trách lĩnh vực của mình thường xuyên chủ trì, làm việc, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các văn bản quy phạm pháp luật trước khi trình Bộ và Chính phủ phê duyệt đúng lộ trình đã đề ra. Tuy nhiên, nếu chất lượng văn bản không đảm bảo, không hoàn thành đúng tiến độ trách nhiệm trước tiên thuộc người đứng đầu các đơn vị.

Đặc biệt, cần bám sát, căn cứ theo Quyết định 4551/QĐ-BNN-PC và Quyết định 4608/BNN-PC của Bộ NN-PTNT đã quy định rất cụ thể các bước trong quá trình xây dựng văn bản, từ lập kế hoạch, đưa vào chương trình đến soạn thảo, đến trình, ban hành và công bố.

Trách nhiệm các đơn vị trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật tại Bộ NN-PTNT theo Quyết định 4551 và 4608 như sau:

Đơn vị chủ trì soạn thảo chịu tách nhiệm về nội dung, tính khả thi của văn bản; Vụ Pháp chế chịu trách nhiệm về tính phù hợp, thống nhất của dự thảo văn bản với các văn bản pháp luật hiện hành, liên quan; Đơn vị phối hợp soạn thảo chịu trách nhiệm về nội dung có liên quan trong văn bản thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; Văn Phòng bộ chịu trách nhiệm kiểm soát về thủ tục hành chính trong văn bản quy phạm pháp luật có chứa thủ tục hành chính.

 

Xem thêm
Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cầu Trần Hoàng Na phục vụ lưu thông từ ngày 26/4

Từ ngày 26/4, cầu Trần Hoàng Na, bắc qua sông Cần Thơ chính thức đưa vào khai thác sử dụng, phục vụ nhu cầu lưu thông cho người dân.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất