| Hotline: 0983.970.780

Tiền Giang: Trao chứng nhận 20 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Thứ Ba 15/08/2023 , 16:10 (GMT+7)

Sáng 15/8, UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức lễ trao chứng nhận 20 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2023.

Trao giấy chứng nhận cho các chủ thể có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Ảnh: Minh Đảm.

Trao giấy chứng nhận cho các chủ thể có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Ảnh: Minh Đảm.

Năm 2023, Sở Công thương Tiền Giang đã tiếp nhận được 52 sản phẩm của 28 cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn của 10/11 huyện, thành, thị đăng ký tham gia bình chọn.

Các sản phẩm thuộc 4 nhóm, trong đó nhiều nhất là nhóm sản phẩm chế biến nông, lâm, thủy sản và thực phẩm với 42 sản phẩm. Còn lại 3 sản phẩm thủ công mỹ nghệ; 1 sản phẩm thiết bị, máy móc, dụng cụ và phụ tùng cơ khí; 6 sản phẩm thuộc nhóm khác.

Qua đánh giá, Hội đồng bình chọn đã chọn ra được 20 sản phẩm của 19 cơ sở đạt sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2023. Mỗi sản phẩm được cấp giấy chứng nhận và số tiền là 5 triệu đồng.

Ông Phạm Văn Trọng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đánh giá cao những nỗ lực của các chủ thể sản xuất sản phẩm nông nghiệp từ OCOP đến sản phẩm Công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh. Ông mong muốn việc hình thành sản phẩm Công nghiệp nông thôn tiêu biểu trở thành phong trào chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ngày càng tốt hơn.

Những năm gần đây, các sản phẩm OCOP ở Tiền Giang tăng nhanh (có 207 sản phẩm OCOP đạt 3 sao và 4 sao) do đó, mỗi huyện cần tổ chức ít nhất 1 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP. Các doanh nghiệp, chủ thể sản phẩm được công nhận cần chú ý đổi mới công nghệ, trang thiết bị trong chế biến, sản xuất để tạo sản phẩm đạt chuẩn.

Trong các lần bình chọn kế tiếp sẽ có nhiều sản phẩm độc đáo, lạ, được thị trường chấp nhận tham gia. Ông tin tưởng rằng sẽ có nhiều sản phẩm luôn có sự đổi mới, thích ứng thị trường và phát triển bền vững.

Các chủ thể cũng mong muốn được Sở Công thương hỗ trợ để góp phần thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển, tạo việc làm cho người lao động tại địa phương, chuyển đổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa công nghiệp nông thôn. Đồng thời, thu hút, khuyến khích, động viên kịp thời các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn nói chung và các đơn vị có sản phẩm được bình chọn tích cực hơn trong việc duy trì sản xuất và phát triển sản phẩm có chất lượng cao, có tiềm năng lợi thế của địa phương…

Ông Phạm Văn Trọng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang mong muốn việc hình thành sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu trở thành phong trào chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ngày càng tốt hơn. Ảnh: Hữu Đức.

Ông Phạm Văn Trọng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang mong muốn việc hình thành sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu trở thành phong trào chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ngày càng tốt hơn. Ảnh: Hữu Đức.

Được biết, trong thời gian sắp tới Sở Công thương Tiền Giang sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn đăng ký tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.

Tư vấn đến các cơ sở công nghiệp nông thôn chú trọng xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, bảo hộ thương hiệu sản phẩm, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, tập trung đầu tư máy móc, thiết bị ứng dụng vào sản xuất để tạo ra sản phẩm đa dạng về mẫu mã, có giá trị cao.

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

'Nông dân số' ở làng cổ Đường Lâm

Từ mục đích lưu giữ kỷ niệm trên Tiktok, anh Chế 'Ba Vì' dần chuyển đổi những nội dung trên kênh sang giới thiệu nông sản, bán hàng để tăng thu nhập cho gia đình.