| Hotline: 0983.970.780

Tìm giải pháp phát triển thủy lợi khu vực Tây Nguyên

Thứ Hai 09/10/2017 , 09:50 (GMT+7)

Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT) vừa tổ chức hội thảo “Giải pháp phát triển thủy lợi khu vực Tây Nguyên” tại Đăk Lăk.

17-31-50_img_3352
Quang cảnh hội thảo

Theo Tổng cục Thủy lợi, trong những năm qua, các tỉnh Tây Nguyên được nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng nhiều công trình thủy lợi phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp. Toàn vùng Tây Nguyên đã xây dựng được 2.354 công trình thủy lợi, trong đó có 1.190 hồ chứa, 972 đập, 130 trạm bơm, 62 công trình khác, với diện tích tưới thiết kế là 288.484ha.

Quá trình phát triển thủy lợi đã làm thay đổi nhiều vùng đất hoang hóa thành đồng ruộng trù phú, góp phần đưa diện tích gieo trồng toàn vùng tăng lên gần 1,9 triệu ha, trong đó diện tích lúa nước tăng từ vài nghìn ha/vụ lên trên 241.645ha/hai vụ; diện tích cà phê tăng lên 567.501ha, trong đó có trên 117.000ha được tưới nước chủ động từ các công trình thủy lợi…

Tây Nguyên là vùng có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng đối với cả nước và khu vực Đông Dương, có nhiều tiềm năng và ưu thế để phát triển kinh tế, nhất là phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao. Hiện Tây Nguyên là một trong hai vùng sản xuất hàng hóa nông sản xuất khẩu lớn nhất cả nước sau đồng bằng sông Cửu Long, với thế mạnh các cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu, điều, cao su.

Tuy nhiên, do nguồn kinh phí hạn hẹp nên quá trình đầu tư phát triển thủy lợi chưa tương xứng với quá trình phát triển nông nghiệp. Các công trình thủy lợi nhỏ tưới từ vài ba ha đến vài trăm ha và nguồn nước tích trữ ít khiến cho hiệu quả tưới bấp bênh, thiếu chủ động nguồn nước.

Hệ thống công trình thủy lợi xây dựng đã lâu, không đồng bộ và xuống cấp, nguồn vốn cấp ít, không đủ để duy tu bảo dưỡng công trình thường xuyên, hệ thống công trình nội đồng còn thiếu, hệ thông kênh mương chưa được kiên cố đầy đủ.

Các công trình lớn xây dựng trên dòng chính chủ yếu là phát điện và chuyển nước sang lưu vực khác phục vụ yêu cầu phát điện là chính, nhiệm vụ đa mục tiêu còn hạn chế. Công tác quản lý công trình thủy lợi chưa thực sự chặt chẽ, tranh chấp nguồn nước vẫn còn xảy ra.

Bên cạnh đó, diện tích sản xuất nông nghiệp manh mún, các công trình thủy lợi chủ yếu là công trình nhỏ tưới từ vài ha đến vài trăm ha, thiếu công trình thủy lợi. Cụ thể, diện tích tưới thực thế là 214.645ha, đạt 74,4% so với diện tích thiết kế. So với diện tích cây trồng cần tưới, diện tích được tới bằng công trình thủy lợi mới đạt 27,8%.

Hiện nay, diện tích nước tưới chủ động từ các công trình thủy lợi mới chỉ chiếm khoảng 30% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, phần diện tích còn lại phụ thuộc rất lớn vào tình hình khí hậu trong vùng. Trong khi đó, tình hình biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất nông nghiệp, nhất là các loại cây công nghiệp trên toàn vùng.

Qua theo dõi của Viện KHKT nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho thấy, vào năm 1998, hiện tượng khô hạn xảy ra nghiêm trọng ở Tây Nguyên đã làm năng suất cà phê giảm 20 - 30% và chất lượng giảm khoảng 40 - 50% so với niên vụ trước đó. Đến năm 2010, nắng nóng kéo dài cũng đã làm năng suất cà phê giảm khoảng 15 - 20% so với các năm trước. Đến năm 2016, tình trạng khô hạn khốc liệt diễn ra trên diện rộng khiến hơn 160.000ha cây trồng bị thiếu nước tưới nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng của 100.000ha cà phê, trong đó có hơn 3.000ha cà phê, 2.200ha tiêu mất trắng.

Trước những thách thức về nguồn nước mà Tây Nguyên đang phải đối mặt, tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận về việc thay đổi mô hình đầu tư, sắp xếp lại sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật để quản lý, khai thác nguồn nước hiệu quả, bền vững.

Theo một số đại biểu tham gia hội thảo, việc áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm bán tự động đang được triển khai nhanh chóng cần được xem là một trong những hướng giải quyết ưu tiên để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước trong điều kiện nguồn vốn đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi trong vùng còn hạn chế...

 

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xuất khẩu lô thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo

BẮC NINH Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, thuộc Hùng Nhơn Group vừa tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.

Phân biệt rõ giữa thương lái và 'cò lúa'

CẦN THƠ Doanh nghiệp mua lúa qua thương lái, nông dân bán lúa cho thương lái để lấy tiền mặt. Vì vậy, cần xem thương lái là đối tác đồng hành trong chuỗi lúa gạo.