| Hotline: 0983.970.780

Tỉnh có đàn gia cầm 7 triệu con 'chạy nước rút' phủ vacxin

Thứ Tư 01/11/2023 , 09:44 (GMT+7)

Thời tiết đang giai đoạn cuối mùa mưa, ngành chăn nuôi và thú y Sóc Trăng dồn lực tiêm vacxin phòng bệnh trên gia cầm, đảm bảo nguồn cung dịp cuối năm.

Cán bộ thú y Sóc Trăng hướng dẫn hộ chăn nuôi gia cầm các biện pháp an toàn dịch bệnh. Ảnh: Kim Anh.

Cán bộ thú y Sóc Trăng hướng dẫn hộ chăn nuôi gia cầm các biện pháp an toàn dịch bệnh. Ảnh: Kim Anh.

Sóc Trăng là một trong những địa phương có tổng đàn gia cầm lớn ở khu vực ĐBSCL, đạt gần 7 triệu con, sản lượng thịt xuất chuồng hàng năm trên 23 triệu tấn, nhưng 96% hộ chăn nuôi vẫn theo hình thức nhỏ lẻ, nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong giai đoạn giao mùa rất cao.

Tại xã Đại Hải, huyện Kế Sách, để giảm rủi ro dịch bệnh, nhiều hộ gia đình chuyển hướng đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất chuồng trại kiên cố hơn, phát triển mô hình nuôi gia cầm quy mô với số lượng mỗi trại trên dưới 2.000 con.

Đặc biệt, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện phân công cán bộ thực hiện công tác giám sát, phòng ngừa dịch cúm gia cầm tại từng trại, hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Theo ông Lưu Minh Chí,  Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Kế Sách, người nuôi được vận động áp dụng biện pháp nuôi cách ly, theo dõi lâm sàng đàn gia cầm mới vào. Đồng thời, bà con cũng được hướng dẫn tăng cường khâu chăm sóc nuôi dưỡng, nhờ đó đàn gia cầm được nâng cao sức đề kháng.

Bên cạnh đó, ngành chuyên môn cũng thường xuyên kiểm soát việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhập vào địa bàn. Thực hiện tháng tiêu độc, sát trùng định kỳ, cụ thể từ đầu năm đến nay, trạm đã triển khai 2 đợt tổng vệ sinh, tiêu độc khử trùng. Nhất là tập trung ở khu vực chợ thị trấn Kế Sách, nơi đã từng phát hiện mẫu gia cầm dương tính với bệnh cúm gia cầm H5N1.

Tiêm vacxin được xem là một trong những giải pháp phòng bệnh hiệu quả cho đàn gia cầm trong giai đoạn giao mùa hiện nay tại Sóc Trăng. Ảnh: Kim Anh.

Tiêm vacxin được xem là một trong những giải pháp phòng bệnh hiệu quả cho đàn gia cầm trong giai đoạn giao mùa hiện nay tại Sóc Trăng. Ảnh: Kim Anh.

Bên cạnh chăn nuôi gia cầm theo hình thức nhốt chuồng, tại những địa phương vùng trũng của tỉnh Sóc Trăng như huyện Mỹ Tú, nhiều nông dân tận dụng diện tích mặt ruộng để thả nuôi vịt chạy đồng thay thế vụ lúa thu đông.

Để đảm bảo công tác quản lý, giám sát dịch bệnh, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện phối hợp cùng UBND các xã, thực hiện rà soát, nắm thông tin hộ nuôi, số lượng vịt thả nuôi để triển khai hiệu quả công tác tiêm vacxin cho gia cầm. Tính đến hết tháng 8/2023, tỷ lệ tiêm vacxin cho gia cầm trên toàn huyện Mỹ Tú đạt 104% kế hoạch, cho trên 743.000 con gà, vịt.

Theo kết quả giám sát sự lưu hành của virus cúm gia cầm, từ năm 2022 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng chưa phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 và H5N6 trong các mẫu giám sát. Tuy nhiên, do đặc điểm virus có đường lây truyền rất phức tạp, tập quán nuôi nông hộ chưa đảm bảo an toàn dịch bệnh. Nhất là bệnh có thể lây truyền từ gia cầm sang người nếu tiếp xúc qua chăn nuôi hay ăn thịt gia cầm bị nhiễm bệnh.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Sóc Trăng khuyến cáo người nuôi tuân thủ quy định tiêm vacxin cho gia cầm. Chuồng nuôi phải đảm bảo vệ sinh và thường xuyên sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh. Người dân khi tiếp xúc với gia cầm cần đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, không ăn thịt gia cầm mắc bệnh, chết không rõ nguyên nhân.

Vịt chạy đồng thường di chuyển tự do trên ruộng, có trường hợp di chuyển sang một số vùng khác nhau, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh. Ảnh: Kim Anh.

Vịt chạy đồng thường di chuyển tự do trên ruộng, có trường hợp di chuyển sang một số vùng khác nhau, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh. Ảnh: Kim Anh.

Ông Nguyễn Văn Mười Hai, Phó trưởng Phòng Chăn nuôi và Thú y (Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Sóc Trăng) đánh giá: Những năm gần đây, tình hình chăn nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh đang chuyển dịch tích cực. Có thể kể đến là giảm được số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung, trang trại gắn với đảm bảo thực hành an toàn sinh học trong chăn nuôi.

Cũng như nhiều loại bệnh truyền nhiễm khác, tiêm vacxin là biện pháp phòng, chống bệnh hiệu quả cho đàn gia cầm. Ngoài tiêm phòng dịch cúm gia cầm, các hộ nuôi cần tiêm vacxin phòng thêm các bệnh thường gặp như: Marek, Gumboro, đậu, dịch tả, tụ huyết trùng đối với gà, viêm gan, dịch tả đối với vịt... Tiêm theo lịch khuyến cáo của cơ quan thú y địa phương để đảm bảo giữ vững hiệu quả kinh tế. Không nuôi lẫn các loại gia cầm trong một trại, thực hiện biện pháp cùng nhập, cùng xuất hoặc khi gia cầm nhập đàn phải nuôi cách ly ít nhất 2 tuần.

Xem thêm
Trại lợn đầu độc kênh mương

Tiền Giang Đang mùa khô hạn, thiếu nước sản xuất nhưng tại một số nơi dòng nước kênh bị ô nhiễm bởi chất thải do một bộ phận người chăn nuôi kém ý thức xả xuống.

Bình Thuận phát động chiến dịch diệt chuột

Tỉnh Bình Thuận phát động chiến dịch diệt chuột từ tỉnh đến các thôn xóm, từng hộ dân...

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm