| Hotline: 0983.970.780

Tổng Công ty Sông Gianh: Nâng tầm bông lúa trên đồng

Thứ Ba 08/09/2020 , 08:41 (GMT+7)

Tổng Công ty Sông Gianh triển khai mô hình chuỗi liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm lúa hữu cơ tại Quảng Bình và Hà Tĩnh mang lại hiệu quả cao cho nông dân…

Lãnh đạo thị xã Ba Đồn thăm mô hình chuỗi liên kết bao tiêu sản phẩm lúa ĐV108 vụ hè thu 2020. Ảnh: T.Thành.

Lãnh đạo thị xã Ba Đồn thăm mô hình chuỗi liên kết bao tiêu sản phẩm lúa ĐV108 vụ hè thu 2020. Ảnh: T.Thành.

Ông Đoàn Minh Thọ, Chủ tịch UBND thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) đánh giá: “Mô hình chuỗi liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm lúa ĐV108 mà Công ty CP Tổng Công ty Sông Gianh thực hiện tại xã Quảng Tiên rất có hiệu quả. Vì vậy, cần nhân rộng mô hình này ở tất cả các địa phương của thị xã”.

Gắn kết trên những cánh đồng

Với mục đích sản xuất hàng hóa số lượng lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm an toàn trên thị trường, Tổng Công ty Sông Gianh đã triển khai các mô hình chuỗi liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm lúa. Qua đó, làm thay đổi nhận thức của người nông dân, sản xuất theo hướng hàng hóa, nhu cầu của thị trường, tạo cho người nông dân cách sản xuất tập trung mang tính cộng đồng. Sản xuất sản phẩm lương thực an toàn gắn với liên kết thị trường.

Ông Biền Văn Nga, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Sông Gianh nhấn mạnh: “Doanh nghiệp không chỉ vì lợi ích của mình mà còn vì lợi ích của người sản xuất, người tiêu dùng và bảo vệ môi trường sinh thái”.

Vụ hè thu năm 2020, Tổng Công ty Sông Gianh đã triển khai mô hình chuỗi liên kết bao tiêu sản phẩm đối với giống lúa ĐV108 sử dụng phân bón Sông Gianh ở thôn Tiên Phan (xã Quảng Tiên - thị xã Ba Đồn) với diện tích 7,6ha.

Mô hình chuỗi liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm giống ĐV108. Đây là giống lúa cảm ôn gieo cấy được cả 2 vụ trong năm do Tổng Công ty Sông Gianh cung ứng.

Giống lúa này có khả năng thích ứng rộng, phù hợp với điều kiện khí hậu, ngoại cảnh của địa phương. Thời gian sinh trưởng vụ đông xuân từ 105 (± 5) ngày và vụ hè thu là 90  (± 5) ngày. Được biết, giống lúa ĐV 108 đã được đưa vào sản xuất nhiều năm tại các xã, phường trên địa bàn thị xã Ba Đồn và đã thể hiện được tính thích nghi cho kết quả tương đối cao tại các xã vùng Nam.

Người nông dân tham gia mô hình được sử dụng phân bón cao cấp NPK Sông Gianh. Theo kỹ sư Đặng Vũ Thái, đây là phân bón cao cấp được sản xuất với công nghệ hóa lỏng là công nghệ sản xuất phân bón hiện đại nhất hiện nay trên thị trường.

“Với đội ngũ các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực phân bón đã nghiên cứu ra nhiều dòng sản phẩm chuyên dùng cho các loại cây trồng. Bón phân NPK Sông Gianh đảm bảo đủ đạm, lân, kali và các nguyên tố trung vi lượng cho từng thời kỳ của các loại cây trồng. Khi bón NPK Sông Gianh không cần bón thêm loại phân vô cơ nào khác”- kỹ sư Thái cho biết.

Mô hình chuỗi sản xuất bao tiêu sản phẩm tại xã Quảng Tiên (Quảng Bình). Ảnh: T.Thành.

Mô hình chuỗi sản xuất bao tiêu sản phẩm tại xã Quảng Tiên (Quảng Bình). Ảnh: T.Thành.

Khởi động mô hình, Tổng Công ty Sông Gianh áp dụng chính sách hỗ trợ hợp lý cho các hộ nông dân tham gia. Trong đó, doanh nghiệp đã trợ giá giống lúa nguyên chủng ĐV108 với 6.000 đ/kg. Giống và phân bón đầu tư đến cuối vụ sản xuất thu mua lúa đối trừ. Các hộ dân trong vùng sản xuất mô hình tích cực tiếp nhận những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

Quá trình thực hiện mô hình, cán bộ kỹ thuật của Tổng Công ty Sông Gianh luôn bám sát cơ sở, theo dõi qúa trình sinh trưởng phát triển của cây lúa trên đồng. Trên cơ sở đó, để hướng dẫn bà con kỹ thuật bón phân, phòng trừ sâu bệnh hại lúa…

Cho người nông dân hưởng lợi

Theo nông dân Nguyễn Ngọc Trương (thôn Tiên Phan xã Quảng Tiên), quá trình thâm canh, cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, chống chịu sâu bệnh. “Giảm lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, từ đó tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích cao. Mặt khác người nông dân chúng tôi rất yên tâm khi sản xuất vì đảm bảo được môi trường và sức khỏe”- ông Trương nói thêm.

Ông Biền Văn Nga Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Sông Gianh (giữa), cùng lãnh đạo Sở NN-PTNT Hà Tĩnh kiểm tra mô hình lúa hữu cơ. Ảnh: T.Thành

Ông Biền Văn Nga Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Sông Gianh (giữa), cùng lãnh đạo Sở NN-PTNT Hà Tĩnh kiểm tra mô hình lúa hữu cơ. Ảnh: T.Thành

Nhiều nông dân tham gia làm mô hình đều cho rằng giống lúa, cách canh tác mới thích hợp chân đất vàn vừa, vàn cao. Năng suất lúa của mô hình đạt trên 64 tạ/ha. Đại diện cho 69 họ dân tham gia mô hình, ông Trương chia sẻ: “Người nông dân chúng tôi rất phấn khởi trước năng suất lúa đạt được. Vì vụ sản xuất này thời tiết nắng hạn quá khắc nghiệt, nhưng cũng vượt trội hơn ruộng đối chứng 2 tạ/ha. Nếu thâm canh tốt  và thời tiết thuận lợi, năng suất có thể lên đến 70 - 80 tạ/ha”.

Người nông dân càng phấn khởi hơn khi tham gia mô hình này là Tổng Cty Sông Gianh thu mua toàn bộ sản phẩm lúa với giá cao.

Ông Nguyễn Ngọc Trương thôn Tiên Phan cho biết: “Bà con mừng thêm vì như vậy là tránh được tình trạng ép giá của thương lái. Các hộ nông dân không bán lúa cho Tổng Công ty mà để dùng sẽ đảm bảo được sử dụng sản phẩm an toàn rồi”..

Lãnh đạo Sở NN-PTNT Hà Tĩnh đi kiểm tra mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ tại huyện Cẩm Xuyên. Ảnh: T.Thành.

Lãnh đạo Sở NN-PTNT Hà Tĩnh đi kiểm tra mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ tại huyện Cẩm Xuyên. Ảnh: T.Thành.

Tại hội nghị đầu bờ mô hình, ông Đoàn Minh Thọ, Chủ tịch UBND thị xã Ba Đồn ghi nhận, đánh giá cao kết quả của mô hình. Ông cũng nhấn mạnh: “Việc thực hiện mô hình sẽ góp phần thực hiện chương trình sản xuất nông nghiệp sạch trên địa bàn thị xã, đồng thời làm thay đổi nhận thức của người nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa và bảo vệ môi trường sinh thái”.

Cũng trong những ngày hè tại các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh (Hà Tĩnh), người nông dân đang háo hức đón chờ một vụ mùa bội thu. Bởi họ đã tham gia mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ, gắn với sản phẩm OCOP với Tổng Công ty Sông Gianh. Chương trình do Sở NN-PTNT Hà Tĩnh giao cho Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh chủ trì thực hiện.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Văn Trí cho hay, vụ hè thu 2020, Trung tâm trực tiếp phối hợp với Tổng Công ty Sông Gianh triển khai sản xuất trên diện tích 60 ha lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ. Phía doanh nghiệp đầu tư phân bón hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ khoáng Sông Gianh các loại phân bón hữu cơ qua lá cao cấp… Chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật từ lúc gieo trồng đến khi thu hoạch trọn gói. Đến thời điểm này hầu hết số diện tích canh tác trên đều phát triển tốt, đạt yêu cầu về năng suất chất lượng đề ra.

“Lúa trên đồng phát triển tốt, bông lúa trĩu hạt. Qua đánh giá xác đồng, thì năng suất cao:- ông Trí nói.

Những mô hình  sử dụng phân phân bón hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ khoáng Sông Gianh cho năng suất cao trên đồng ruộng. Ảnh: T.Thành.

Những mô hình  sử dụng phân phân bón hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ khoáng Sông Gianh cho năng suất cao trên đồng ruộng. Ảnh: T.Thành.

Ông Nguyễn Văn Tân (thôn Kênh, xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), nhận sản xuất 4 sào ruộng lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ. Thấy lúa đẹp, cho nắng suất cao, ông vui mừng vho tằng nông dân chúng tôi rất phấn khởi khi được cán bộ Tổng Công ty Sông Gianh đưa sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh về hướng dẫn bà con nông dân chúng tôi để sản xuất ra giá trị nông nghiệp hữu cơ.

Bón loại phân này chúng tôi rất an tâm cho sức khỏe, bởi từ đầu vụ đến nay lúa đã trổ bông mà không phải sử dụng bất kỳ một loại thuốc bảo vệ thực vật nào. Lúa phát triển xanh tốt, đẻ nhánh nhiều. Nông dân chúng tôi rất phấn khởi bởi không phải tiếp xúc với thuốc trừ sâu nữa.

“Tới đây thu hoạch chắc chắn sẽ có gạo hữu cơ sạch để ăn, bán ra thị trường nâng giá trị thu nhập cho nông dân. Cả vùng này chắc chắn nắng suất đạt trên 55 tạ.ha rồi”- ông Tân hớn hở nói thêm.

Trao đổi với NNVN về định hướng phá triển sản xuất theo chuỗi liên kết ông Biền Văn Nga Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Sông Gianh cho biết: “Trong các vụ tới ngoài thực hiện các cánh đồng lớn bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho nông dân. Tổng Công ty phát triển thêm lĩnh vực sản xuất kinh doanh giống cây trồng tại địa bàn tỉnh Quảng Bình và các tỉnh thành khác”.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Xây dựng sản phẩm OCOP vươn tầm xuất khẩu

Bắc Kạn Sau nhiều năm thực hiện chương trình OCOP, một số sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, hướng tới xuất khẩu.