| Hotline: 0983.970.780

TP HCM bắt đầu mua trữ heo sạch

Thứ Ba 24/08/2010 , 09:25 (GMT+7)

Hôm qua 23/8, Sở Công thương TPHCM cùng 4 DN kinh doanh thực phẩm hàng đầu đã họp khẩn bàn kế hoạch thu mua tạm trữ heo “sạch” cho người chăn nuôi thành phố.

* TỪ 29.000 ĐỒNG/KG TRỞ LÊN

* GIÁ THỊT HEO SẠCH ĐỒNG LOẠT GIẢM 4.000 ĐỒNG/KG ĐỂ KÍCH THÍCH TIÊU DÙNG

Giữa “cơn bão” tai xanh, người tiêu dùng vẫn yên tâm mua thịt “sạch” tại các siêu thị

Hôm qua 23/8, Sở Công thương TPHCM cùng 4 DN kinh doanh thực phẩm hàng đầu gồm Vissan, Coo-op Mart, Satra và TCty Nông nghiệp Sài Gòn đã họp khẩn bàn kế hoạch thu mua tạm trữ heo “sạch” cho người chăn nuôi thành phố.

>> Sao không mua tạm trữ ''heo'' sạch?

Bà Lê Ngọc Đào – PGĐ Sở Công thương TPHCM cho biết, hiện TP có tổng đàn trên 369.000 con heo với trên 10.000 hộ chăn nuôi từ quy mô nhỏ lẻ đến tập trung theo hướng công nghiệp, trong đó có khoảng từ 60.000 – 65.000 con gần đến tuổi xuất chuồng. Để giảm áp lực cho người chăn nuôi, các DN sẽ tập trung thu mua hết số heo đã đến tuổi xuất chuồng đối với các hộ chăn nuôi quy mô công nghiệp, DN chăn nuôi lớn tập trung tại địa bàn Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh với khoảng 20.000 con. Riêng các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, các DN sẽ căn cứ trên nhu cầu đăng ký tiêu thụ heo trực tiếp tại các địa bàn quận, huyện để thu mua cho nông dân.

Theo ông Văn Đức Mười - TGĐ Cty Vissan, dù Sở Công thương đưa ra đề nghị thu mua heo tạm trữ trên 25.000 đồng/kg, “nhưng chẳng DN nào thất đức lại đi mua heo của dân lúc khó khăn như thế này với giá dưới 29.000 đồng/kg cả” – ông Mười nói. Với giá này, ông Mười cho rằng có thể giúp người chăn nuôi không đến mức lỗ và trước khi có chương trình mua tạm trữ, Vissan đã mua heo “sạch” cho dân từ 29.000 – 32.000 đồng/kg tuỳ theo cấp loại và chất lượng. Hiện trong kho Vissan đang dự trữ trên 2.000 tấn thịt heo, tuy nhiên ông Mười khẳng định sẽ tăng lượng thu mua heo tạm trữ thêm từ 500 – 600 con/ngày (tương đương 15.000 – 18.000 con heo/tháng).

Tương tự, bà Trần Ngọc Huệ - Phó TGĐ TCty Nông nghiệp Sài Gòn cho biết, ngay khi TP có kế hoạch thu mua tạm trữ, Cty đã thành lập ngay tổ thu mua heo “sạch” đang tồn trong dân. “Khó khăn lớn nhất của chúng tôi là thiếu kho trữ đông, tuy nhiên Cty cũng đang triển khai thuê các kho lạnh để thu mua tạm trữ khoảng 3.000 con heo và thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá đến hết Tết Nguyên đán 2011” – bà Huệ nói.

Ông Phan Xuân Thảo – Chi cục trưởng Chi cục Thú y TPHCM cho biết, lượng heo do người chăn nuôi TPHCM cung cấp ra thị trường mấy ngày qua đột ngột giảm rất mạnh, từ trên 1.000 con/ngày xuống còn 500 – 600 con/ngày. Vì thế, việc các DN thực hiện thu mua tạm trữ vào thời điểm này có ý nghĩa rất lớn.
Các DN cũng nhận định, dù lượng thịt heo tiêu thụ tại các chợ truyền thống giảm rất mạnh, nhưng bù lại thịt heo tại siêu thị đều được người tiêu dùng tín nhiệm khiến doanh số tăng vọt. Ông Văn Đức Mười cho biết, thịt heo Vissan bán tại siêu thị tăng lượng bán thêm trên 30%. Còn ông Võ Trần Ngọc – Phòng kinh doanh Coo-op Mart thì khẳng định, lượng thịt heo bán tại hệ thống cũng tăng thêm trên 20%. “Hiện mỗi ngày chúng tôi tiêu thụ tới 40 tấn thịt heo các loại” – ông Ngọc nói.

Liên quan đến nguồn heo giống cung cấp cho người chăn nuôi sau dịch, bà Trần Ngọc Huệ cho biết, TCty Nông nghiệp Sài Gòn đang triển khai kế hoạch nhân đàn và dự trữ heo giống cho người chăn nuôi TP, dứt khoát không để tình trạng khan hiếm và sốt giá heo giống sau khi dịch tai xanh đi qua. Ngoài ra, Sở Tài chính và Sở NN-PTNT TP cũng được yêu cầu nghiên cứu cơ chế, chính sách kiến nghị UBND TPHCM hỗ trợ về con giống cho người chăn nuôi nhằm đảm bảo việc tái đàn ổn định.

Được biết bắt đầu từ hôm nay 24/8, giá thịt heo các loại của Vissan, TCty Nông nghiệp Sài Gòn và hệ thống siêu thị Coo-op Mart sẽ đồng loạt giảm 4.000 đồng/kg. Đây là chương trình nhằm thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá, đồng thời kích thích người tiêu dùng TPHCM “quan tâm” hơn nữa đến sản phẩm thịt heo “sạch” trong bối cảnh dịch tai xanh đang khiến ngành chăn nuôi điêu đứng.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Người dân ĐBSCL sáng tạo, thích ứng tốt với xâm nhập mặn

ĐBSCL Trải qua các đợt ảnh hưởng xâm nhập mặn, người dân ĐBSCL tích lũy nhiều kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo các giải pháp ứng phó trong mùa khô 2023 - 2024.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm