| Hotline: 0983.970.780

Dân sống trong ô nhiễm nơi quy hoạch đô thị

Thứ Hai 04/10/2021 , 12:59 (GMT+7)

THỪA THIÊN - HUẾ Chậm tái định cư, hàng chục hộ dân ở phường Thủy Vân, TP. Huế đang phải sinh sống trong môi trường ô nhiễm nơi quy hoạch đô thị An Vân Dương.

Theo phản ánh của nhiều hộ dân ở kiệt 15 TDP Xuân Hòa và TDP Vân Dương, phường Thủy Vân, TP. Huế (Thừa Thiên- Huế). Nhiều tháng nay, nơi khu vực các hộ dân này sinh sống đang xảy ra tình trạng nước mưa và nước sinh hoạt bị ứ đọng lâu ngày gây nên tình trạng ô nhiễm, ruồi muỗi sinh sôi khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn.

Chậm được tái định cư, nhiều hộ dân ở phường Thủy Vân đang phải sống trong môi trường ô nhiễm do nước thải đọng. Ảnh: Tiến Thành.

Chậm được tái định cư, nhiều hộ dân ở phường Thủy Vân đang phải sống trong môi trường ô nhiễm do nước thải đọng. Ảnh: Tiến Thành.

Theo các hộ dân nơi đây, sau khi dự án khu đô thị gần đó thực hiện việc thi công san lấp mặt bằng đã lấp các cống, kênh thủy lợi thoát nước của người dân, khiến cho nước không có thể thoát được và ứ đọng.

“Sau khi họ đổ đất san lấp mặt bằng thì đã lấp luôn mấy đường cống và kênh mương thủy lợi nên dẫn đến tình trạng nước không thể thoát được. Nước ứ đọng nhiều tháng trời bố mùi hôi nồng nặc, ruồi muỗi sinh sôi phát triển rất nhiều” ông Ngô Văn Sáu, trú tại TDP Xuân Hòa bức xúc cho biết.

Nước ứ đọng lâu ngày hôi thối, côn trùng sinh sôi phát triển làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống người dân. Ảnh: Tiến Thành.

Nước ứ đọng lâu ngày hôi thối, côn trùng sinh sôi phát triển làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống người dân. Ảnh: Tiến Thành.

Cũng theo những hộ dân nơi đây, nước thải không đường thoát nên ảnh hưởng cơn bão vừa qua đã làm tình trạng ngập úng càng nghiêm trọng hơn, nhiều ngôi nhà bị nước ngập sâu; diện tích nuôi trồng thủy sản và cây trồng của người dân như chuối, cam, bưởi… cũng đã bị chìm ngập trong nước và hư hại nặng. Đặc biệt, việc nước bẩn bị ứ đọng lâu ngày đã tạo nguồn sống và sinh sôi phát triển của các loại côn trùng như ruồi, muỗi đã làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sinh hoạt của người dân nơi đây.

“Sau cơn bão số 5 vừa qua khu vực này bị nước ngập gần cả mét. Nước bốc mùi hôi thối, cây trồng bị chết ruồi, muỗi sinh sôi ngày càng nhiều nguy cơ phát sinh bệnh truyền nhiễm rất cao. Chúng tôi đã gửi đơn lên chính quyền địa phương nhưng đến nay vẫn chưa thấy giải quyết triệt để” ông Hồ Đình Tranh,  trú TDP Xuân Hòa cho hay.

Cây trồng của người dân bị héo chết sau nhiều ngày bị ngâm trong nước. Ảnh: Tiến Thành.

Cây trồng của người dân bị héo chết sau nhiều ngày bị ngâm trong nước. Ảnh: Tiến Thành.

Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Thành Trung, Chủ tịch UBND phường Thủy Vân cho biết, do việc lấp đất ở dự án khu đô thị gần đó khiến mấy hói, kênh phục vụ thủy lợi cũng đã bị chia cắt, nước không thể thoát ra ngoài nên đã xảy ra tình trạng ngập úng tại khu vực nói trên. Sau khi người dân phản ánh, Phường Thủy Vân đã tiến hành làm việc với phía Ban quản lý dự án khu đô thị Eco Garden. Sau đó, phía đơn vị này đã sử dụng máy bơm nước để tiêu úng cho người dân.

“Phường đang kiến nghị với Ban Quản lý Khu đô thị tỉnh và Ban Quản lý dự án khu đô thị Eco Garden phối hợp với chính quyền địa phương để tiếp tục xử lý việc ngập úng. Đến nay, vẫn đang sử dụng máy bơm nước để thoát nước cho người dân chứ chưa có biện pháp tối ưu” ông Trung nói.

Doanh nghiệp đào kênh mương tiêu úng cho người dân. Ảnh: Tiến Thành.

Doanh nghiệp đào kênh mương tiêu úng cho người dân. Ảnh: Tiến Thành.

Theo một đại diện của Ban Quản lý dự án khu đô thị Eco Garden cho biết, sau khi nhận được phản ánh thì phía BQL DA cũng đã triển khai 6 máy bơm liên tục nhiều ngày và đào kênh mương để thoát nước ứ đọng nơi khu vực ảnh hưởng các hộ dân đang sinh sống. Cũng theo vị đại diện này, các hộ dân nằm trong vùng bị ảnh hưởng của việc thi công dự án khu đô thị Eco Garden đã được đền bù giải tỏa nhưng đến nay vẫn chưa được bố trí tái định cư. 

“Nguyên tắc một dự án đầu tư thì nhà nước phải cung cấp cho nhà đầu tư hạ tầng bao gồm hệ thống thoát nước chung, rồi hệ thống cấp nước, cấp điện. Nhưng thực tế đây không có. Mình phải tự làm hết” vị đại diện này thông tin thêm.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.