| Hotline: 0983.970.780

Trải nghiệm của nhân viên ngoại giao nước ngoài ở Triều Tiên

Thứ Tư 27/02/2019 , 08:32 (GMT+7)

Triều Tiên được mệnh danh là một trong những quốc gia tách biệt nhất thế giới nhưng con số đại sứ quán nước ngoài tại đây lại khá ấn tượng.

Triều Tiên hiện vẫn duy trì quan hệ ngoại giao với 164 quốc gia, trong đó 25 nước có đại sứ quán ở thủ đô Bình Nhưỡng, bao gồm cả Anh và Thụy Điển, theo ABC News.

16-05-01_1
Thụy Điển là một trong những nước đầu tiên mở đại sứ quán tại Bình Nhưỡng. Ảnh: Wikipedia Commons.

Andry Yuwono, nhân viên lãnh sự tại Đại sứ quán Indonesia ở Bình Nhưỡng, chia sẻ ông đã tìm được mái nhà thứ hai cùng với gia đình 4 người của mình tại Triều Tiên. Yuwono cho biết ông có thể thoải mái trò chuyện với người dân địa phương, sử dụng phương tiện công cộng, bắt taxi dạo quanh thành phố cùng với một người tháp tùng. Tuy nhiên, đi ra khỏi Bình Nhưỡng cần được cấp phép đặc biệt và một số địa điểm thì bị cấm.

“Điều khiến tôi bất ngờ là đèn điện đều đồng loạt tắt vào 9h tối và chúng tôi không thể vào tất cả các cửa hàng trên phố”, ông nói.

Yuwono chuyển tới Triều Tiên cùng vợ và các con từ năm 2002. Con trai ông học một trường quốc tế ở Bình Nhưỡng từ mẫu giáo tới trung học cùng với con em của các nhà ngoại giao khác. Tất cả đều miễn phí. Yuwono kể các con ông được dạy 10 môn học khác nhau và ông khen ngợi hệ thống giáo dục Triều Tiên rõ ràng đạt “tiêu chuẩn quốc tế”.

“Cuộc sống thường ngày khá bình lặng… Chúng tôi có thể đi chợ để mua đồ tạp hóa, chơi đùa ở công viên với người dân địa phương nhưng chúng tôi không thể thoải mái chụp ảnh”, Yuwono cho hay. “Cuộc sống của người địa phương và người nước ngoài rất tách biệt. Chúng tôi sống trong một căn hộ với điều kiện sinh hoạt được đảm bảo ổn định. Chúng tôi vẫn có thể xem truyền hình Indonesia, nhưng chỉ một số kênh”.

Đa phần các đại sứ quán ở Triều Tiên đều được đặt tại một khu riêng biệt mang tên khu phức hợp ngoại giao Monsu-dong. Ba đại sứ quán lớn nhất, gồm Nga, Trung Quốc và Pakistan, nằm ngoài khu phức hợp kể trên.

Hầu hết sự hiện diện ngoại giao của các nước tại Bình Nhưỡng đều có liên quan tới quan hệ lịch sử của nước đó với Triều Tiên. Quan hệ của Triều Tiên với Nga và Trung Quốc có từ thời Chiến tranh Lạnh, trong khi quan hệ với Pakistan bắt đầu từ thập niên 1970. Đức và Ấn Độ cũng duy trì quan hệ ngoại giao với Triều Tiên từ thời Chiến tranh Lạnh và Chiến tranh Triều Tiên.

Đối với những nước kể trên, việc mở đại sứ quán tại Triều Tiên là quyết định dựa trên cả yếu tố kinh tế lẫn an ninh quốc gia.

Theo giáo sư John Blaxland, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng thuộc Đại học Quốc gia Australia, việc một quốc gia nào đó đóng cửa đại sứ quán, sau đó mở lại tại Triều Tiên sẽ rất tốn kém do có nhiều vấn đề nhạy cảm trong khuôn viên khu ngoại giao được bảo vệ nghiêm ngặt, bao gồm nguy cơ bị đặt thiết bị nghe lén.

Vì thế, một số quốc gia thay vì đóng cửa đại sứ quán tại Triều Tiên đã chọn phương án duy trì hiện diện ở mức thấp nhất. Ví dụ Indonesia chỉ có 4 nhân viên làm việc trong đại sứ quán ở Bình Nhưỡng.

Một trong những quốc gia phương Tây đầu tiên mở đại sứ quán ở Triều Tiên là Thụy Điển và hai nước vẫn duy trì mối quan hệ thân thiện đến ngày nay. Thụy Điển cung cấp nhiều hỗ trợ cho Triều Tiên từ năm 1975. Một trong những nước phương Tây cuối cùng mở đại sứ quán tại Bình Nhưỡng là Anh (năm 2002). Dù quan hệ thăng trầm, đại sứ quán Anh vẫn cung cấp các chương trình đào tạo tiếng Anh và nhân quyền cho giới chức Triều Tiên.

Theo Công ước Vienna về Quan hệ Ngoại giao 1961, các đại sứ quán nước ngoài được xem là vùng an toàn ngoại giao, được miễn trừ các hoạt động khám xét và được coi như lãnh thổ ở nước ngoài của quốc gia đó.

“Các nhà ngoại giao chắc chắn được bảo vệ và bảo đảm an ninh ở một mức độ nhất định. Việc đe dọa sự an toàn của các nhà ngoại giao là hành vi phản tác dụng đối với nước chủ nhà”, giáo sư Blaxland nhận định.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm hoi, sự an toàn này vẫn có thể bị phá vỡ, chẳng hạn như trong cuộc khủng hoảng con tin Iran năm 1979, đại sứ quán Mỹ đã bị chiếm đóng.

Với nhân viên đại sứ quán Indonesia Yuwono, kể từ khi chuyển tới Triều Tiên hơn một thập kỷ trước đến nay, ông chưa gặp phải bất kỳ rắc rối nào. “Bản thân tôi cảm thấy đây là một đất nước vô cùng an toàn để sinh sống. Tỷ lệ tội phạm gần như bằng không”, ông nói.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm