| Hotline: 0983.970.780

Trẻ áp lực thi cử: Cha mẹ đang ích kỷ!

Thứ Bảy 08/06/2019 , 07:10 (GMT+7)

Chia sẻ với KTGĐ về thực tế con trẻ đang chịu áp lực quá nhiều từ những kỳ thi chuyển cấp, TS Trần Thành Nam, giảng viên trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng “Bố mẹ hơi ích kỷ..."

"Nỗi lo là của bố mẹ, bằng cách này hay cách khác lại truyền nỗi lo cho con mà không hề biết rằng cái chúng ta cần là con thành công trong tương lai, nếu con không biết vượt qua thất bại ở trước mắt thì rất khó để có tương lai tốt đẹp” - TS Nam nói.

10-57-51_trn-thnh-nm1
TS Trần Thành Nam.

Những giọt nước mắt rơi, những ánh mắt buồn vời vợi sau mỗi buổi thi đã, đang diễn ra. Ông đánh giá như thế nào về áp lực của kỳ thi chuyển cấp mà hàng trăm ngàn học sinh (đặc biệt học sinh ở hai thành phố lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh) đã, đang phải gánh chịu?

Rõ ràng đây chỉ là một kỳ thi chuyển cấp, tuy nhiên trên thực tế, những năm gần đây dường như mọi thứ trở nên áp lực hơn. Tôi phải khẳng định không phải bản chất kỳ thi thay đổi mà là ý nghĩa mà mọi người gán cho kỳ thi này thay đổi.

Chúng ta có thể thấy rằng rất nhiều người đang nói với nhau kỳ thi vào cấp ba còn quan trọng hơn thi đại học vì nếu không vào cấp ba đồng nghĩa với sự thất bại. Cấp ba còn không đỗ thì con không có giá trị gì, không thể có tương lai tươi đẹp. Mọi người “dọa” nhau về kỳ thi chuyển cấp như thế.

Suy nghĩ này hoàn toàn không phải.

Thứ hai, có một thực tế, các bậc phụ huynh hay “dọa” nhau về tỷ lệ chọi. Mọi người cứ nghĩ rằng con đường duy nhất để thành công là phải học hết phổ thông, phải học ở trường công… Chính vì thế, bố mẹ tự tạo áp lực lên con mình bằng cách đi ngó tỷ lệ chọi trường nọ trường kia.

Hơn nữa, các bố mẹ Việt có tư tưởng tôi chưa nói đúng hay không đúng nhưng cứ nghĩ trường này tốt hơn trường kia, trường công tốt hơn trường tư, khu vực này tốt hơn khu vực khác. Bố mẹ đều có nhận xét, nhận định về trường này tốt hơn trường kia. Vì thế, bố mẹ luôn luôn tạo cho con một áp lực phải thi được vào trường công.

Mặc dù tất cả những điều này đều là suy nghĩ sai lầm bởi chẳng ai có thể khẳng định những em học trường tư thì về sau không thành công, không hạnh phúc giống như những em học trường công. Thậm chí mình cũng chẳng thể so sánh được những em chọn con đường đi học nghề thì về sau thất bại, không hạnh phúc mà sự hạnh phúc, thành công chỉ đến với những học trò học ở trường công.

Vậy thưa ông, việc bố mẹ đổ áp lực của mình lên các con thì hệ lụy sẽ là gì?

Trong chuyện này nếu nói thẳng ra là bố mẹ hơi ích kỷ. Nỗi lo là của bố mẹ (bố mẹ lo con không vào được đại học, bằng cách này hay cách khác lại truyền nỗi lo cho con và bố mẹ tin rằng đứa con biết lo sẽ chịu khó học). Các bậc phụ huynh đã dùng nỗi lo của mình phỏng chiếu và tạo nỗi lo lên con tạo động lực cho con học.

Nhưng cách này sai lầm. Bửi vì khi đứa trẻ lo lắng, thì sức lực, chú ý, tư duy của nó để chú tâm vào lo lắng nhiều hơn mà mất đi năng lượng nhiều hơn thì không thể giành tối đa năng lượng cho việc học tập nữa.

Trong khi bố mẹ lo lắng, truyền đạt cái lo lắng cho bon học sinh thì chúng sẽ hiểu rằng “à mình không thể qua được kỳ thi này đâu”. Tại vì chính bố mẹ cũng chẳng tin vào khả năng của mình, đứa trẻ sẽ có niềm tin đấy sẽ hạn chế sự cố gắng, hạn chế sự tự tin của đứa trẻ. Khi gặp tình huống khó khăn sẽ hoảng loạn và không làm bài tốt ở trong phòng thi.

p-luc-hoc-tp110334597
Ảnh mang tính minh họa.

Bố mẹ truyền cho con cái lo lắng nếu con không đỗ trường này, không đỗ trường kia thì sẽ không thành công, như vậy đứa trẻ sẽ bị ám thi bởi điều đó. Nhất là thời điểm này kỳ thi đang diễn ra, nhưng hệ lụy sẽ ở thì tương lai khi bố mẹ nghĩ con mình điểm này phải đỗ trường này trường kia nhưng về sau không vào được. Lúc ấy, bố mẹ thay đổi thái độ, thể hiện sự thất vọng thì đứa con nó sẽ bị ảnh hưởng bởi thái độ của bố mẹ. Có nhiều em cả sự nghiệp học tập đi theo một ngã rẽ khác, khi bố mẹ không ủng hộ và không tin tưởng vào năng lực của con.

Từng có những hậu quả đáng tiếc xảy ra, thậm chí dẫn đến cái chết của những đứa trẻ sau mỗi kỳ thi. Là một nhà tâm lý giáo dục, ông có lời khuyên gì cho các bậc phụ huynh và học sinh sau câu chuyện áp lực thi cử?

Bố mẹ cần ý thức được rằng đây là những kỳ vọng, mong muốn của bố mẹ, nhưng sự nghiệp thành công của con không phải là lúc nào theo sự kỳ vọng của bố mẹ. Bố mẹ cần phải ý thức được rằng đây chỉ là điểm số của một kỳ thi chuyển cấp, nó không định nghĩa con của bạn là đứa trẻ có năng lực hay không… Thậm chí các cụ còn có câu “học tài, thi phận”, phận ở đây là áp lực, tâm lý của con không đương đầu áp lực, cho nên bố mẹ sẽ nghĩ rộng hơn.

Đây là một kỳ thi và không phản ánh toàn bộ năng lực của con mình. Con vào trường công hay trường tư thì không quy định việc đi con đường này, hay con đường khác dẫn đến thành công hay thất bại. Bởi trường công hay trường tư thậm chí trường nghề nó không định nghĩa con bạn thành công hay thất bại.

Bố mẹ mong muốn với con con được hạnh phúc và về sau con hài lòng công việc của con thì điểm đạt được thế nào chăng nữa, vào trường nào đi chăng nữa thì điểm số ấy cũng không quyết định con của bạn có hạnh phúc trong tương lai hay không, hay con bạn có thành đạt trong tương lai hay không. Và việc ngay sau kỳ thi này con bạn có hạnh phúc hay không tùy thuộc vào thái độ và hành vi của bố mẹ và khả năng của con tiếp tục phấn đấu để nó vượt qua một thất bại trong thời gian ngắn này.

Cái chúng ta cần là con thành công trong tương lai, nếu con không biết vượt qua thất bại ở trước mắt thì rất khó để có tương lai tốt đẹp. Vì thế điều bố mẹ cần lúc này là luôn tin tưởng ủng hộ con và động viên, phân tích với con rằng kết quả của kỳ thi không định nghĩa, biến con thành kẻ thất bại. Điều giúp con thành người thành công là phải đương đầu với thất bại.

Xin cảm ơn ông!

(Kiến thức gia đình số 23)

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.

Bình luận mới nhất