| Hotline: 0983.970.780

Trò chuyện với giáo sư... mèo

Chủ Nhật 30/01/2011 , 01:06 (GMT+7)

Trước vấn nạn chuột tàn phá mùa màng khủng khiếp mà đàn mèo ngày càng có nguy cơ cạn kiệt bởi nạn đánh bả chuột, là người yêu quý động vật như con, PGS.TS Nguyễn Văn Thanh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chó nghiệp vụ, Khoa Thú y Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã lao vào nghiên cứu, phát triển đàn mèo…

Trước vấn nạn chuột tàn phá mùa màng khủng khiếp mà đàn mèo ngày càng có nguy cơ cạn kiệt bởi nạn đánh bả chuột, là người yêu quý động vật như con, PGS.TS Nguyễn Văn Thanh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chó nghiệp vụ, Khoa Thú y Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã lao vào nghiên cứu, phát triển đàn mèo…

Phát triển mèo bằng hương ước

Chúng tôi vừa ngồi xuống chiếc ghế trong căn phòng khách nhà PGS.TS Nguyễn Văn Thanh thì một đàn mèo lít nhít chạy ra, chúng thật mạnh dạn và đáng yêu nhảy tót lên ghế ngồi cùng với khách.

Thấy vậy, ông Thanh cười típ mắt khoe: “Nhà tôi nuôi nhiều mèo lắm, nhưng do hàng xóm xung quanh họ không nuôi, mà mèo nhà tôi thỉnh thoảng lại mất, mãi về sau tôi mới biết mèo nhà mình sang nhà hàng xóm chơi rồi ở đó luôn không được về bởi họ thấy mèo nhà tôi dễ thương quá nên lâu lâu lại có người xin”.

Ôm trên tay hai con mèo mướp có bộ lông tuyệt đẹp, ông Thanh ngậm ngùi nhớ lại khoảng thời gian những năm 1998 - 2002 khi đàn mèo ở nước ta có nguy cơ bị tuyệt chủng tạo thời cơ cho bọn chuột tác oai tác quái khắp nơi. Người dân tìm mọi cách để diệt chuột từ giăng dây điện, đánh bả đến đặt bẫy… nhưng số lượng đàn chuột vẫn cứ tăng vùn vụt. Chuột chết thì ít mà thấy chó mèo chết thì nhiều do ăn phải bả.

Đúng lúc đó, PGS.TS Nguyễn Văn Thanh nhận được lời mời tham gia dự án tổ chức phi chính phủ Thanh niên sứ mệnh YWAN tài trợ trong lĩnh vực nông nghiệp. Sau khi nhận lời mời ông Thanh đã đi đến một số xã tại Hà Tây cũ để tìm hiểu người dân xem họ gặp khó khăn, bế tắc gì nhất trong sản xuất nông nghiệp. Đi đến đâu ông Thanh cũng nhận được vấn đề bất cập trong nông nghiệp thời bấy giờ (2002) là nạn chuột tàn phá mùa màng chưa tìm ra được cách khắc phục hữu hiệu.

“Giáo sư mèo” Nguyễn Văn Thanh bên cạnh những con mèo rất đáng yêu.

Trong một buổi họp với bà con nhân dân xã Thanh Bình, người dân nơi đây cho biết đang lâm vào cảnh nghèo đói vì nạn chuột hoành hành. Nếu như sâu bọ hại lúa thì có thể phun thuốc trừ sâu, nhưng đối với chuột để diệt được nó phải mất một khoảng thời gian rất dài, mà ngần ấy thời gian cũng đủ để chúng làm cho hoa màu tan hoang.

Ông Thanh tính toán, lúc đó một con chuột có thể ăn từ 15 – 20kg lương thực/vụ, nhưng nó lại phá hại hàng tạ lương thực thậm chí cả cánh đồng. Nhận thấy việc diệt chuốc bằng phương pháp vật lý và hóa học không ăn thua, ông Thanh quyết định trị bọn nhà Tý bằng cách phát triển đàn mèo. Được sự ủng hộ nhiệt tình của bà con, ông Thanh đưa ra hương ước “Ngân hàng mèo”. Lúc đầu số lượng mèo có út nên cách vài nhà ông Thanh lại cho một con mèo để họ nuôi. Mèo mẹ đẻ mèo con. Mèo con sinh ra mèo cháu, chẳng mấy chốc đàn mèo từ phong trào của ông Thanh phát triển nhanh chóng và nạn chuột tàn phá mùa màng đã được chặn đứng.

Khi đàn mèo phát triển rồi ông Thanh lại bắt tay vào công việc bảo vệ đàn mèo trước nạn trộm mèo bán cho các quán tiều hổ. Sau nhiều đêm trăn trở, ông Thanh đã bàn với chính quyền xã Thanh Bình, nếu bắt được ai trộm mèo sẽ đọc tên trên loa truyền thanh của làng. Với quan điểm “Vô tuyến truyền mồm nhanh hơn vô tuyến truyền hình”, dân làng rất sợ bị đọc trên loa nên đàn mèo không bị bắt trộm nữa. Bên cạnh đó, việc đánh bả chuột cũng được chính quyền xã cấm tiệt.

Nhờ phát triển đàn mèo chỉ trong vòng hơn 2 năm mà nền nông nghiệp của Thanh Bình tăng thêm 30% so với trước khi bị chuột phá, các xã lân cận cũng học hỏi kinh nghiệm làm theo bằng cách nuôi thật nhiều mèo.

Mèo cũng thi hoa hậu

Làm gì để khích lệ tinh thần yêu thương, chăm sóc mèo trong nhân dân khi mèo thường bị gán hay truyền bệnh hen xuyễn và rụng lông? Vơi câu hỏi này, ông Thanh nhớ lại: “Lúc đó trong đầu tôi xuất hiện ý định tổ chức cuộc thi hoa hậu mèo nên liên hệ với chính quyền xã Thanh Bình xem sao. Không ngờ được lãnh đạo và người dân hưởng ứng nhiệt tình. Với mục đích nâng cao ý thức bảo vệ đàn mèo trong nhân dân, cuộc thi “hoa hậu” mèo đầu tiên ở Việt Nam đã được tổ chức tại ủy ban xã Thanh Bình với sự tham gia của hàng chục “thí sinh” đến từ khắp nơi trong xã và các xã lân cận. Đan xen cuộc thi, ban tổ chức còn tổ chức các trò chơi dân gian nhằm thu hút đông đảo bà con tham gia.

Ông Thanh trực tiếp xắn tay làm trưởng ban, cán bộ xã làm thành viên ban giám khảo. Với 3 thể loại giải gồm: Chàng Su mô mèo (con mèo to, béo, khỏe nhất), Anna xinh đẹp (nàng mèo đẹp nhất), Chị mướp nhiều con (chị mèo mắn đẻ nhất, nuôi con tốt nhất). Với hình thức quan sát, hỏi người chủ nhân của con mèo đó về cách chăm sóc và phát hiện bệnh tật như thế nào? Ý thức bảo vệ mèo của những người thân trong gia đình ra sao. Sau đó chấm điểm rồi cộng tất cả lại chia lấy điểm trung bình, điểm tối đa là 20 điểm. Mèo nào được điểm cao nhất cho mỗi thể loại sẽ được đăng quang.

Cuộc thi tạo ra niềm vui tươi phấn khởi mới lạ cho bà con xã Thanh Bình, từ đó khích lệ mọi người biết yêu quý và trân trọng loài mèo cũng như vật nuôi trong nhà hơn.

Cọc đi tìm… trâu

Đặc biệt trong thời gian nghiên cứu ông Thanh đã đến ở hẳn với nhà dân hàng tháng trời để tìm hiểu về tập tính cũng như cách bảo vệ đàn mèo gần 2.000 con tại đó. PGS.TS Thanh tiết lộ, mèo đực khi nghe thấy tiếng kêu của bạn tình thì chúng rất hiền, đặc biệt là khi mèo cái động dục, xung quanh sẽ có rất nhiều mèo đực đến “ve vãn”.

Điểm đặc biệt ở loài mèo là khi mèo cái động đực thì chúng sẽ đi tìm “bạn trai”.  Mỗi con mèo cái thường “quan hệ” với rất nhiều mèo đực trong những ngày động đực, mèo đực khi nghe thấy tiếng kêu thường kéo đến và nằm chờ cho đến lượt mình. Đó là một đặc tính của mèo khiến chúng rất dễ bị bắt vào quán nhậu. Chính vì thế mà trăn trở lớn nhất của PGS.TS Nguyễn Văn Thanh hiện nay tình trạng giết thịt mèo diễn ra rất phổ biến. Ông Thanh bảo, loài vật nó cũng như con người vậy, chúng cũng cần được yêu thương và bảo vệ.

Mải nói chuyện về mèo lúc này đêm đã khuya, chúng tôi xin phép ra về. Khi chào khách ông Thanh không quên tươi cười nói với theo: “Hôm nay có ít thời gian quá, chứ nói về mèo tôi có thể nói cả ngày không hết. Năm tới là năm con mèo, chúc các bạn sẽ có niềm vui, niềm hi vọng mới và đừng quên mua cho mình một con mèo mới nhé!”.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm