| Hotline: 0983.970.780

Trồng 15 triệu cây xanh, Kiên Giang quyết nâng độ che phủ rừng

Chủ Nhật 27/11/2022 , 18:53 (GMT+7)

Kiên Giang Kiên Giang có kế hoạch trồng 15,3 triệu cây xanh, gồm cây phân tán và trồng rừng tập trung, nâng cao độ che phủ rừng.

Chi cục Kiểm lâm Kiên Giang phối hợp Đại học Kiên Giang tổ chức Lễ trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ', nhân dịp kỷ niệm 132 năm sinh nhật Bác. Ảnh: Trung Chánh.

Chi cục Kiểm lâm Kiên Giang phối hợp Đại học Kiên Giang tổ chức Lễ trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, nhân dịp kỷ niệm 132 năm sinh nhật Bác. Ảnh: Trung Chánh.

Xây dựng phong trào trồng cây xanh rộng khắp

Có dịp ghé thăm Đại học Kiên Giang (xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang), mọi người sẽ thấy hàng cây sao đen và cây dầu lá lớn với số lượng lên đến hàng trăm cây, được trồng ngay ngắn, phát triển xanh tốt.

Đây là những cây xanh được Chi cục Kiểm lâm Kiên Giang phối hợp với Trường Đại học Kiên Giang tổ chức trồng tại lễ phát động phong trào “Trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, nhân dịp kỷ niệm 132 năm sinh nhật Bác.

Cùng với việc trồng rừng và trồng cây phân tán, lực lượng kiểm lâm còn thường xuyên tuyên truyền về vai trò, tác dụng của rừng và cây xanh, nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Đẩy mạnh các hoạt động trồng cây xanh, công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, cung cấp giá trị kinh tế, xã hội. Đồng thời, đây cũng là hoạt động thiết thực nhằm cụ thể hóa Đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ.

Nhiệm vụ trọng tâm là trồng cây phân tán, trồng rừng nhằm phát huy vai trò phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần giảm nhẹ thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường nâng cao ý thức bảo vệ, phát triển rừng và nâng cao độ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thanh Nhàn đã ký ban hành Kế hoạch 126/KH-UBND nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021- 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, trong giai đoạn 2021-2025, ngành nông nghiệp Kiên Giang sẽ triển khai trồng khoảng 15,3 triệu cây xanh, tổng nhu cầu kinh phí khoảng 100 tỷ đồng.

Trong đó, trồng cây xanh phân tán ở khu vực đô thị và vùng nông thôn là hơn 2,4 triệu cây, tương đương diện tích đất khoảng 2.402ha. Trồng tập trung trong rừng đặc dụng và rừng phòng hộ là trên 4,5 triệu cây, tương đương diện tích gần 547ha, nhằm nâng cao chất lượng và độ che phủ rừng. Trồng cây phân tán trong các hộ dân là gần 8,4 triệu cây, tương đương diện tích 792 ha.

Cùng với việc trồng rừng và trồng cây phân tán, lực lượng Kiểm lâm còn thường xuyên tuyên truyền về vai trò, tác dụng của rừng và cây xanh, nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Ảnh: Văn Vũ. 

Cùng với việc trồng rừng và trồng cây phân tán, lực lượng Kiểm lâm còn thường xuyên tuyên truyền về vai trò, tác dụng của rừng và cây xanh, nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Ảnh: Văn Vũ. 

Nâng chất lượng và độ che phủ của rừng

Theo Sở NN-PTNT Kiên Giang, trong năm 2022, các đơn vị chuyên môn đã tổ chức lễ phát động phong trào và trồng cây phân tán ước được gần 2,16 triệu cây anh các loại. Trong đó, có gần 2 triệu cây xanh là do các tổ chức và hộ dân tự bỏ vốn đầu tư, còn lại là cây được trồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Qua đó, đã góp phần nâng cao độ che phủ rừng, với tỷ lệ được duy trì là 11%.

Hiện toàn tỉnh Kiên Giang có diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 79.889ha, chiếm 12,58% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Trong đó, đất có rừng là 76.909ha, gồm rừng đặc dụng là 39.709 ha, rừng phòng hộ là 32.065ha và rừng sản xuất là 8.114ha. D

iện tích rừng và đất lâm nghiệp phân bố trên địa bàn 9/15 huyện, thành phố của tỉnh và đã được giao cho các chủ thể quản lý, gồm hai vườn quốc gia là U Minh Thượng và Phú Quốc, Ban Quản lý rừng Kiên Giang, Ban Quản lý lâm trường 442 và các công ty, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình quản lý, bảo vệ.

Thực hiện Đề án Trồng 1 tỷ cây xanh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh Kiên Giang có kế hoạch trồng 15,3 triệu cây xanh trong giai đoạn 2021-2025, gồm trồng cây phân tán và trồng rừng tập trung. Ảnh: Trung Chánh. 

Thực hiện Đề án Trồng 1 tỷ cây xanh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh Kiên Giang có kế hoạch trồng 15,3 triệu cây xanh trong giai đoạn 2021-2025, gồm trồng cây phân tán và trồng rừng tập trung. Ảnh: Trung Chánh. 

Để bảo vệ, phát triển rừng, theo kế hoạch UBND tỉnh đã giao cho các chủ rừng trồng rừng tập trung để nâng cao chất lượng rừng và độ che phủ rừng. Cụ thể, Vườn quốc gia Phú Quốc được giao nhiệm vụ trồng 100 ha rừng đặc dụng và 81 ha rừng phòng hộ. Ban quản lý rừng Kiên Giang, trồng 50 ha rừng đặc dụng và 115 ha rừng phòng hộ.

Công ty CP Gỗ MDF VRG Kiên Giang trồng 200 ha rừng phòng hộ. Trồng rừng trong dân tại khu vực vùng đệm Vườn quốc gia U Minh Thượng với diện tích 300ha, chủ yếu là cây tràm úc, với số lượng khoảng 6 triệu cây.

Mục tiêu đề ra là đưa kế hoạch trồng cây xanh trở thành phong trào thi đua rộng khắp của các cấp, các ngành, các địa phương và các tổ chức đoàn thể, cùng với sự tham gia tích cực của người dân. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng và tăng độ che phủ của rừng, đóng góp tích cực của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm