| Hotline: 0983.970.780

Trồng lá mối dễ bán, thu nhập cao

Thứ Năm 21/05/2015 , 06:13 (GMT+7)

Lá mối thuộc loài dây leo, lá màu xanh lục, người dân vùng Bảy Núi (An Giang) còn gọi lá mối là cây sương sâm.

Sương sâm có hai loại: Một loại lá trơn láng và một loại lá hình quả tim có lông mịn, gọi là sương sâm lông, tức lá mối. Loại sương sâm lông, khi vò với nước nhanh đông hơn, làm thạch ăn rất ngon...

Lá mối thường mọc tự nhiên trong rừng, trên núi hoặc các khu vườn hoang dại, nhưng gần đây nhiều người đã sử dụng lá tươi vò nát để làm thạch, coi như một vị thuốc. Từ đó nhiều người đã nhân giống bằng cách ươm hột trồng trong vườn nhà để lấy lá.

Ông Út Quýt, ở ấp Ba Xoài, xã An Cư, huyện Tịnh Biên là một trong những người đầu tiên trồng dây mối dưới tán xoài, thu nhập bình quân mỗi năm trên 40 triệu đồng. Ông cho biết, dây mối rất dễ trồng, thích hợp với nhiều loại đất, nhưng cây rất cần nước. Lúc đầu ông dùng tàu tre, dần dần ông sử dụng lưới ny lon để làm giàn rất tiện lợi.

Tại xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, ông Út Hiền cũng trồng 1 công dây mối đang thu hoạch. Kỹ thuật trồng của ông là cho dây leo lên cây đứng, vừa dễ tưới nước vừa dễ hái. Cứ 10 ngày hái lá một đợt, mỗi đợt khoảng 50 – 70kg lá, quy ra thành tiền được 2.500.000đ.

Lá mối tới kỳ thu hoạch sẽ có thương lái đến tận nơi thu mua với giá 50.000đ/kg, những lúc hút hàng lên tới 80.000đ/kg.

Nhiều người phấn khởi nói dây mối là loại  “trồng chơi ăn thiệt”, là dây xóa đói giảm nghèo đối với những hộ còn khó khăn ở miền núi. Một hộ chỉ trồng khoảng 100 dây, mỗi tháng cũng có thể kiếm thêm 1 triệu đồng. Tuy nhiên, không phải ai trồng cũng thành công vì loại dây này dễ bị “đột tử” do thiếu nước và nấm bệnh.


Vò lá mối để làm thạch

Theo tính toán của ông Hiền, tại những vùng đất núi khô cằn bà con chỉ trồng được một ít loại cây ăn trái như xoài, mãng cầu ta và một vài loại khoai, đậu. Riêng dây mối, nếu trồng đúng kỹ thuật, phân nước đầy đủ, mỗi công có thể thu nhập trên 75 triệu đồng/năm, lãi gấp 3 lần các loại cây ăn trái và gấp 2 lần trồng khoai mì.

Theo kinh nghiệm dân gian, thạch lá mối (sương sâm) rất mát, nhất là mùa nóng nực ăn vào giúp cơ thể thanh nhiệt. Về thành phần hóa học chưa thấy có tài liệu nghiên cứu, nhưng theo y học cổ truyền, lá mối có tác dụng giải nhiệt, nhuận gan, không độc.

Muốn làm thạch sương sâm, người ta dùng lá rửa sạch (khoảng 100gr cho 3 lít nước) rồi dùng tay vò nát trong một thau nước sôi để nguội. Nước ra càng đậm đặc, sương sâm càng dai và ngon. Sau khi vò xong, lọc lấy phần nguyên chất, sau khoảng 1 tiếng đồng hồ nước sẽ cô đọng. Nếu cho vào tủ lạnh càng mau đặc hơn. Thạch lá mối có thể ăn riêng với đường cát nhưng cũng có thể phối hợp với hột é, phổ tai tạo thành một món ăn thanh nhiệt, tươi mát và mùi vị hấp dẫn.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm