| Hotline: 0983.970.780

Trồng rừng gỗ lớn với giống keo lai mới

Thứ Hai 07/06/2021 , 16:48 (GMT+7)

Quảng Trị định hướng nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng lên 30% so với rừng trồng đại trà, hiệu quả kinh tế cao gấp 1,5-2 lần so với trồng rừng gỗ nhỏ

Ông Nguyễn Đăng Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Trị vừa thăm, kiểm tra mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng giống keo lai nuôi cấy mô trên địa bàn huyện Hải Lăng. 

Ông Nguyễn Đăng Quang (bìa trái) thăm mô hình trồng rừng gỗ lớn bằng giống keo mới tại huyện Hải Lăng. Ảnh: PVT.

Ông Nguyễn Đăng Quang (bìa trái) thăm mô hình trồng rừng gỗ lớn bằng giống keo mới tại huyện Hải Lăng. Ảnh: PVT.

Đây là mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn cây keo lai được sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy mô tại HTX Phú Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng với diện tích 20 ha, gồm 2 dòng AH1 và AH7 được Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai vào tháng 10 năm 2019.

Keo lai nuôi cấy mô có bộ rễ cọc có thể chống chịu tốt hơn với hiện tượng gió bão, có năng suất vượt trội hơn hẳn các dòng keo lai mà các địa phương đã sử dụng trồng rừng sản xuất lâu nay. Đến nay, sau hơn một năm rưỡi, cho thấy cây sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ sống trung bình đạt 95%, chiều cao bình quân trên 5m, đường kính 1,3 đạt bình quân 5,5cm.

Qua kiểm tra mô hình, ông Nguyễn Đăng Quang đánh giá cao việc đưa các tiến bộ mới áp dụng trong mô hình trồng rừng gỗ lớn chu kỳ sản xuất 10 năm trở lên, sản phẩm chủ lực là gỗ xẻ. Qua đây sẽ nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng trên 30% so với rừng trồng đại trà và hiệu quả kinh tế cao gấp 1,5-2 lần so với trồng rừng gỗ nhỏ.

Thời gian tới, Sở NN-PTNT Quảng Trị sẽ đề xuất tỉnh nâng diện tích trồng rừng gỗ lớn thêm 500 ha/năm để đẩy mạnh chuyển đổi lâm nghiệp theo hướng chất lượng cao, hình thành vùng nguyên liệu, tạo ra sản phẩm gỗ đồng đều phục vụ cho việc chế biến sâu các sản phẩm từ gỗ.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.