| Hotline: 0983.970.780

Trồng rừng phòng hộ nơi đầu sóng ngọn gió

Thứ Bảy 12/11/2022 , 12:51 (GMT+7)

KIÊN GIANG Từng con sóng đập vào bờ kè, nước và phù sa chui qua kẽ đá lan vào trong tạo thành bãi bồi, giúp rừng phòng hộ mới trồng trụ vững nơi đầu sóng ngọn gió.

Kè gây bồi tạo bãi

Khu vực Mũi Rãnh (xã Tây Yên, huyện An Biên) từng là địa điểm sạt lở nghiêm trọng trên tuyến đê biển Tây thuộc tỉnh Kiên Giang. Một đoạn dài khoảng 5 km bị sạt lở nham nhở, mỗi năm lại lấn sâu thêm vào phía bờ.

Sóng biển đánh vào bờ, không chỉ gây sạt lở đất mà còn cuốn luôn cả rừng phòng hộ ven biển, vốn được coi là “lá chắn” bảo vệ trước biển.

Kè bảo vệ bờ biển có nhiệm vụ khi sóng đánh vào sẽ bị triệt tiêu, nhưng nước và phù sa vẫn len qua kẽ đá tràn vào trong, lắng đọng gây bồi tạo bãi để trồng lại rừng. Ảnh: Trung Chánh.

Kè bảo vệ bờ biển có nhiệm vụ khi sóng đánh vào sẽ bị triệt tiêu, nhưng nước và phù sa vẫn len qua kẽ đá tràn vào trong, lắng đọng gây bồi tạo bãi để trồng lại rừng. Ảnh: Trung Chánh.

Ban quản lý rừng Kiên Giang cũng đã tham gia phối hợp với Dự án Ngân hàng Tái thiết Đức khảo sát trồng và chăm sóc rừng trên bãi bồi và trong hộ dân trên địa bàn các xã Bình Giang, Bình Sơn, Lình Huỳnh, Thổ Sơn, Sơn Bình và thị trấn Sóc Sơn (huyện Hòn Đất). Phối hợp với Đại học An Giang thực hiện dự án  nghiên cứu carbon hữu cơ trầm tích đối với khu vực rừng ở vị trí xói mòn và vị trí lấn biển nhằm phục hồi rừng ngập mặn.

Trước sự xâm thực của biển, ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đã đầu tư xây dựng kè chống sạt lở, đồng thời gây bồi tạo bãi trồng lại rừng.

Kè được thiết kế với hai hàng cọc bê tông đóng song song với nhau, nhô cao lên khỏi mặt nước, trên đẩu đổ đà kiềng kiên cố, đá hộc được thả vào giữa.

Đây là loại kè bảo vệ bờ biển rất hiệu quả, khi sóng đánh vào sẽ bị triệt tiêu, nhưng nước và phù sa vẫn len qua kẽ đá tràn vào trong, lắng đọng gây bồi tạo bãi. Tứ đó, tạo ra quỹ đất để trồng lại rừng phòng hộ ven biển, khôi phục lại lá chắn xanh trước biển.

Ông Nguyễn Văn Tư, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết, kè khu vực Mũi Rãnh là tiểu dự án số 9 (WB9), đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phòng chống xói lở bờ biển và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản huyện An Minh, An Biên, thuộc Dự án “Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững ĐBSCL”.

Sau khi có kè chống sạt lở và được gây bồi tạo bãi, rừng sẽ tiến hành trồng mới cây mắm trắng và chăm sóc, bảo vệ cho đến khi phát triển thành rừng rừng.

Với sự hỗ trợ của các dự án, nhiều diện tích ven biển từng bị sạt lở đã được khôi phục trồng lại rừng. Khi trồng rừng thành công, tạo thành “lá chắn xanh” trước biển, những mối đe doạ từ thiên nhiên sẽ được giảm thiểu.

Đứng từ trong không thể nhìn ra thấy biển vì rừng cây mắm, cây đước đã ken dày đặc và cao quá đầu người. Sóng biển vẫn rì rào phía ngoài và tan biến mất dưới gốc cây trước khi kịp vào tới chân đê.

Khôi phục rừng phòng hộ ven biển

Tỉnh Kiên Giang nằm trải mình bên vịnh Thái Lan thuộc vùng biển Tây, với trên 200 km bờ biển. Hệ thống đê biển này trước đây chủ yếu được đắp bằng đất và được đai rừng phòng hộ phía ngoài bảo vệ khá chắc chắn.

Tuy nhiên, nhưng năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng xói lở xảy ra ngày càng nghiêm trọng.

Theo khảo sát của Sở NN-PTNT Kiên Giang, trên tuyến đê biển của tỉnh đang có đến hàng chục điểm sạt lở, với tổng chiều dài hơn 82km, tập trung ở khu vực An Biên - An Minh và Hòn Đất - Kiên Lương.

Nhờ có kè chắn sóng bảo vệ phía ngoài, cây trồng không bị sóng đánh trôi, sớm phát triển thành rừng, phát huy vai trò phòng hộ trên biển. Ảnh: Trung Chánh.

Nhờ có kè chắn sóng bảo vệ phía ngoài, cây trồng không bị sóng đánh trôi, sớm phát triển thành rừng, phát huy vai trò phòng hộ trên biển. Ảnh: Trung Chánh.

Tỉnh Kiên Giang đã có nhiều nỗ lực để trồng lại rừng phòng hộ, song song với việc làm kè chắn sóng, chống sạt lở, gây bồi tạo bãi giúp cây rừng phát triển.

Đã có nhiều dự án trồng rừng ven biển được triển khai nhằm mục đích chắn sóng, hạn chế sạt lở, bảo vệ các khu nuôi trồng thủy sản.

Cụ thể, dự án gây bồi tạo bãi, trồng rừng ngập mặn bảo vệ đê biển từ xã Bình Sơn đến xã Bình Giang (huyện Hòn Đất) với diện tích trồng mới 50 ha, bảo vệ 6 km đê biển của hai xã Bình Giang và Bình Sơn.

Dự án gây bồi tạo bãi, trồng rừng ngập mặn bảo vệ đê biển xã Nam Thái (huyện An Biên) đã trồng thành công 35 ha rừng, bảo vệ 3 km đê biển.

Nỗ lực khôi phục diện tích rừng phòng hộ của ngành nông nghiệp và người dân được đền đáp khi các diện tích rừng trồng mới phát triển tốt trên khu vực bãi bồi ven biển, phát huy vai trò chắn sóng, lấn biển.

Cùng với đó là hỗ trợ phát triển sinh kế dưới tán rừng, nuôi tôm sinh thái, nuôi sò huyết hoặc nuôi kết hợp tôm, cua biển… đã giúp nâng cao đời sống cho các hộ nhận khoán bảo vệ rừng.

Nỗ lực khôi phục diện tích rừng phòng hộ của ngành nông nghiệp và người dân sẽ được đền đáp khi các diện tích phát triển thành rừng phòng hộ ven biển, phát huy vai trò chắn sóng, lấn biển, tạo sinh kế cho hộ nhận khoán bảo vệ rừng. Ảnh: Trung Chánh.

Nỗ lực khôi phục diện tích rừng phòng hộ của ngành nông nghiệp và người dân sẽ được đền đáp khi các diện tích phát triển thành rừng phòng hộ ven biển, phát huy vai trò chắn sóng, lấn biển, tạo sinh kế cho hộ nhận khoán bảo vệ rừng. Ảnh: Trung Chánh.

Cùng với việc trồng lại rừng, công tác chăm sóc, bảo vệ rừng cũng được ngành nông nghiệp đặc biệt quan tâm.

Ông Ngô Thành Nam, Phó Giám đốc Ban quản lý rừng Kiên Giang cho biết, đơn vị thường xuyên chỉ đạo các Trạm Quản lý bảo vệ rừng hàng tháng xây dựng kế hoạch phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện tuần tra, kiểm tra rừng trên khắp địa bàn quản lý.

Tăng cường lực lượng từ những khu vực ổn định đến các điểm thường xuyên xảy ra vi phạm lấn chiếm đất rừng.

Thường xuyên tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật đến các hộ dân nhận khoán rừng và người dân sống ven rừng, bằng hình thức họp dân hoặc phát loa di động tuyên truyền kết hợp với việc phát tờ bướm tuyên truyền.

Mới đây, Bộ NN-PTNT cũng đã khởi động triển khai dự án “Kết hợp bảo vệ vùng ven biển và phục hồi đai rừng ngập mặn tại tỉnh Kiên Giang và Cà Mau”, với tổng kinh phí lên đến 24 triệu Euro.

Trong đó, vốn vay ưu đãi của Chính phủ Đức thông qua ngân hàng tái thiết Đức (KFW) là 18 triệu Euro và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 6 triệu Euro.

Đây là dự án đầu tiên trong khu vực sẽ áp dụng các giải pháp công trình và phi công trình, nhằm đạt được các mục tiêu phòng chống thiên tai, chống sạt lở, phục hồi và phát triển rừng ngập mặn, bảo vệ vùng ven biển, cải thiện mức sống của người dân vùng ven biển.

Dự án sau khi hoàn thành sẽ có khoảng gần 3.000 ha diện tích rừng ngập mặn được phát triển và bảo vệ, cùng với 19 km đê kè chắn sóng được đầu tư, nâng cấp, cải tạo.

Qua đó, góp phần bảo vệ tuyến đê biển, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với sự biến đổi khí hậu, nước biển dâng, bảo vệ diện tích sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh trong khu vực.

Ngoài khu vực Mũi Rãnh, Dự án còn trồng rừng ven biển tại các xã Thuận Hòa, Tân Thạnh và Đông Hưng A, huyện An Minh, kéo dài từ kênh số 9 đến kênh Rọ Ghe. Tổng diện tích triển khai trồng mới rừng ngập mặn ven biển là hơn 136 ha. Đối tượng trồng là cây mắm trắng, loại cây có khả năng vươn ra biển khi có bãi bồi, “cây mắm đi trước, cây đước theo sau”. Diện tích trồng lại rừng này đều là những khu vực từng bị sạt lở nghiêm trọng, sóng đánh trôi mất rừng phòng hộ.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm