| Hotline: 0983.970.780

Nỗ lực trồng rừng phòng hộ ven biển

Thứ Năm 29/08/2019 , 08:52 (GMT+7)

Tỉnh Kiên Giang đang triển khai nhiều biện pháp để khôi phục, trồng rừng phòng hộ nhằm chống sạt lở đê biển đang xảy ra khá nghiêm trọng.

10-40-41_1don_chuyen_gi_cu_giz_kiem_tr_khu_vuc_gy_boi_to_bi_trong_rung_chong_st_lo_de_bien_ti_x_binh_son_hon_dt
Đoàn chuyên gia của GIZ kiểm tra khu vực gây bồi tạo bãi, trồng rừng chống sạt lở đê biển tại xã Bình Sơn, Hòn Đất.

Những năm gần đây, sự xâm thực của biển có xu hướng ngày càng mạnh thêm, mức độ sạt, lở rất nghiêm trọng. Do ảnh hưởng trực tiếp từ thủy triều, các dòng chảy từ các cửa sông trong mùa mưa lũ và tác động do biến đổi khí hậu. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, các bãi bồi ven biển không ổn định và thay đổi theo từng năm. Mặc dù có những đoạn được bồi đắp nhưng vẫn không đáng kể, tình hình sạt lở vẫn nhiều hơn là bồi tụ.

Toàn tỉnh Kiên Giang có tuyến đê biển dài khoảng 200 km, từ Chùa Hang (huyện Kiên Lương) đến rạch Tiểu Dừa (huyện An Minh), hiện 80 km đang bị sạt lở rất nghiêm trọng. Có 4 huyện ven biển có tuyến đê biển bị sạt lở, nhiều nhất là huyện Hòn Đất (25,9 km), tiếp đến là An Biên (25 km), An Minh (16,9 km) và Kiên Lương (2 km). Sạt lở đê biển xảy ra càng nhanh khi rừng phòng hộ phía ngoài không còn.

Thống kê cho thấy, trong 10 năm qua, diện tích bãi bồi ven biển của tỉnh Kiên Giang bị sóng đánh gây sạt khoảng 500 ha, chiều rộng bị sạt lở, mất đi đai rừng ven biển từ 60 - 300 m.

Giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay là cấp bách làm kè chống sạt lở, đồng thời gây bồi, tạo bãi để khôi phục, trồng lại rừng, nhằm đảm bảo ổn định lâu dài.

Ông Hoàng Văn Tuấn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, từ năm 2019 đến nay, tỉnh đã trồng được 604 ha rừng phòng hộ ven biển. Kinh phí trồng rừng hiện nay là 100 triệu đồng/ha, gồm 1 năm trồng và 2 năm chăm sóc tiếp theo.

Các giống cây được chọn trồng rừng phòng hộ ven biển là loài đặc trưng, có sức chống chịu cao như mắm, đước… Qua theo dõi, tỷ lệ cây trồng sống trên 85%, hiện đang cho dặm thêm. Sau khi cây trồng đã phát triển thành rừng, sẽ chuyển giao cho các ban quản lý rừng, kiểm lâm địa phương quản lý, chăm sóc.

Trong đó, phải kể đến dự án thuộc chương trình khôi phục, bảo vệ rừng phòng hộ ven biển, có tổng diện tích 519 ha. Gồm trồng trong các khu vực đất rừng đã giao khoán cho các hộ dân, trồng rừng trên bãi bồi tự nhiên và gây bồi tạo bãi để trồng rừng. Công trình gây bồi tạp bãi trồng rừng xã Nam Thái (huyện An Biên), diện tích 35 ha và xã Bình Sơn (huyện Hòn Đất) 50 ha.

10-40-41_2_khu_vuc_st_lo_thuoc_x_binh_son_d_duoc_to_bi_trong_rung_phong_ho_thnh_cong
Khu vực sạt lở thuộc xã Bình Sơn đã được tạo bãi trồng rừng phòng hộ thành công.

“Giải pháp hiện nay là dùng hàng rào mềm bằng cây tràm, tre (có giá rẻ) để phá sóng, gây bổi tạo bãi, sau đó trồng lại rừng. Cách tạo bãi nhân tạo sẽ nhanh hơn bãi bồi tự nhiên rtấ nhiều và khả năng trồng thành rừng cũng rất cao”, ông Tuấn cho biết.

Ngoài diện tích trồng được chăm sóc hoặc đã phát triển thành rừng, tỉnh Kiên Giang đang triển khai thêm dự án do Ngân hàng Tái thiết Đức tài trợ. Dự án này ngoài việc làm kè, gây bồi tạo bãi để trồng rừng, còn kết hợp làm đường giao thông trên đê biển, đào tạo nghề, hỗ trợ phát triển sinh kế cho người dân trong khu vực.

Kiên Giang có tổng diện tích quy hoạch phát triển lâm nghiệp 79.853 ha, chiếm 12,6% diện tích tự nhiên của tỉnh. Trong đó, rừng đặc dụng 39.709 ha, rừng phòng hộ 32.044 ha và rừng sản xuất 8.099 ha; diện tích đất có rừng 70.546 ha. Độ che phủ của rừng đạt 10,66% diện tích toàn tỉnh.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất