| Hotline: 0983.970.780

Trừ tuyến trùng hại thông ba lá

Thứ Tư 15/09/2010 , 10:19 (GMT+7)

Thông qua các mô hình thực nghiệm trên các rừng thông ba lá ở Lâm Đồng, các nhà khoa học khuyến cáo các địa phương áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp sau:

Từ các kết quả nghiên cứu ở phòng thí nghiệm, điều tra trên thực địa và trong phòng thí nghiệm nhiều năm qua, các nhà khoa học Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã xác định được bệnh héo vàng dẫn đến chết thông ba lá hàng loạt ở nhiều địa phương nước ta trong thời gian gần đây là do tuyến trùng Bursaphelenchus sp gây ra thông qua véc tơ truyền bệnh là xén tóc Monochamus alternatus, một loại véc tơ truyền tuyến trùng gây bệnh phổ biến ở các nước có đại dịch tuyến trùng gây chết thông.

Thông qua các mô hình thực nghiệm trên các rừng thông ba lá ở Lâm Đồng, các nhà khoa học khuyến cáo các địa phương áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp sau đây:

Triệu chứng và phát sinh bệnh: Khi cây bị nhiễm tuyến trùng giai đoạn đầu, mật độ tuyến trùng trong cây còn thấp rất khó phát hiện bằng mắt thường sự thay đổi khác biệt nào về sinh trưởng và phát triển của cây, tán lá vẫn xanh. Khi tuyến trùng đã xâm nhập vào cây chủ thông qua các con xén tóc vào giai đoạn vũ hóa (vào 2 thời điểm tháng 4 và tháng 10 hàng năm), chúng phát triển nhanh về số lượng và chiếm cứ toàn bộ hệ thống mạch dẫn trong phần gỗ của thân cây dẫn đến cản trở quá trình cung cấp nước từ rễ cây lên phần tán lá, toàn bộ lá cây có hiện tượng héo dần và rũ xuống. Lượng nhựa trong cây cũng giảm đi rõ rệt.

Sau khoảng 3-4 tháng lá cây bắt đầu héo vàng và khô dần thành màu nâu đỏ. Từ những cây thông bị bệnh, xén tóc trưởng thành sau khi vũ hóa mang theo một lượng lớn tuyến trùng đến lây nhiễm cho các cây thông khỏe mạnh qua các vết cắn của xén tóc. Chính vì thế, triệu chứng điển hình của những cây thông bị bệnh tuyến trùng là cành và ngọn của cây thông bị chết phải có các vết cắn và vết vỏ bị gặm do xén tóc.

Biện pháp phòng trừ: Theo các nhà khoa học Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, việc phòng trừ bệnh héo thông ba lá do tuyến trùng được tiến hành trên nguyên tắc phòng trừ tổng hợp, bao gồm các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, vật lý cơ giới (chặt đốt cây bệnh, thiêu hủy xén tóc và tuyến trùng), dùng bẫy pheromon và bẫy cây tươi để tiêu diệt véc tơ truyền bệnh.

- Biện pháp kỹ thuật lâm sinh: Khi rừng đã khép tán tiến hành tỉa thưa rừng, đưa mật độ còn lại từ 1.000-1.250 cây/ha. Sau tỉa thưa, quá trình cạnh tranh về không gian dinh dưỡng của các cá thể giảm, rừng sẽ sinh trưởng tốt, lá dày và cứng hơn không còn là thức ăn hấp dẫn xén tóc nữa.

- Chặt đốt cây bệnh tiêu diệt sâu non xén tóc M. alternatus và tuyến trùng Bursaphelenchus sp. Có tác dụng tốt hạn chế việc lây lan và giảm tỷ lệ cây chết hàng năm.

- Bẫy xén tóc M. alternatus trưởng thành bằng các chất dẫn dụ hóa học: Các chất dẫn dụ Hodolon và C1 (có thành phần chính là nhựa thông để hấp dẫn xén tóc trưởng thành) đựng trong hộp sắt mở nắp được đặt trong các hộp nhựa, ở đáy hộp chứa nước có pha một ít dầu hỏa để giết xén tóc khi bay vào hộp nhựa và rơi xuống nước. Thời gian sử dụng các chất dẫn dụ để bẫy xén tóc nên làm trong thời kỳ vũ hóa từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm.

- Bẫy xén tóc M. alternatus trưởng thành đến đẻ trứng trên các khúc gỗ thông tươi: Dùng các đoạn thông tươi mới chặt đặt trong rừng thông bị bệnh cũng hấp dẫn được xén tóc M. alternatus trưởng thành đến đẻ trứng và tiêu diệt làm cho chúng không nhân được số lượng dẫn đến hạn chế được sự lây lan bệnh. Mặt khác, tác dụng của bẫy cây tươi (cành thông chặt từ các cây khỏe mạnh), khi xén tóc vũ hóa không mang theo tuyến trùng nên hạn chế được sự lây lan bệnh đáng kể.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.