| Hotline: 0983.970.780

Trúc trắc rau an toàn

Thứ Ba 05/10/2010 , 10:49 (GMT+7)

Không ai phủ nhận giá trị của việc sản xuất rau an toàn (RAT) nhưng việc bảo hộ quyền lợi của người dân khi tham gia chương trình này vẫn còn là câu hỏi lớn.

Không ai phủ nhận giá trị của việc sản xuất rau an toàn (RAT) nhưng việc bảo hộ quyền lợi của người dân khi tham gia chương trình này vẫn còn là câu hỏi lớn. Thái Nguyên là một ví dụ điển hình.

Mô hình trồng RAT đã xuất hiện tại Thái Nguyên từ vài năm trước. Tỉnh Thái Nguyên đã quan tâm xây dựng đề án phát triển rau an toàn giai đoạn 2008 – 2015. Thậm chí, TP Thái Nguyên, địa bàn tiêu thụ rau xanh chủ yếu của tỉnh đã cho ra đời đề án về phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT. Theo đó, TP hỗ trợ người trồng rau 40% chi phí ban đầu để trồng RAT. Bên cạnh đó, khu vực vệ tinh thuộc huyện Đồng Hỷ, huyện Phú Bình, huyện Phổ Yên cũng hình thành những nơi trồng và cung cấp RAT cho TP Thái Nguyên.

Đáng kể nhất là xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ nơi chiếm 30% lượng cung cấp rau cho TP Thái Nguyên. Mô hình trồng RAT xuất hiện ở nơi đây từ khá sớm đem lại những kinh nghiệm trồng trọt quý giá, tạo ra những sản phẩm tốt cho thị trường nhưng hiệu quả kinh tế lại không được như mong đợi. Trong xã có HTX RAT Ngọc Lâm là một trong những nơi tập trung người nông dân sản xuất rau theo phương pháp an toàn sớm nhất. Sản xuất RAT rõ ràng đem lại những lợi ích như: hạn chế sâu bệnh, sản phẩm sạch, đạt yêu cầu chất lượng, bảo vệ môi trường… nhưng nhiều nông dân vẫn quay trở lại phương thức sản xuất cũ. Bởi hai cửa hàng rau sạch của HTX mở ra buộc phải đóng cửa sau đó không lâu vì không có người mua.

Người tiêu dùng (NTD) vẫn chưa mặn mà với sản phẩm rau sạch khi bằng cảm quan, sản phẩm sạch không nhiều khác biệt so với rau trồng bằng phương pháp thông thường. Cần nói thêm rằng, dù đã trồng RAT nhưng khi đó Thái Nguyên chưa có cơ quan nào kiểm định chất lượng RAT, muốn kiểm định phải gửi đi Hà Nội. Mãi đến cuối năm 2009, Thái Nguyên mới có một đơn vị được chứng nhận sản xuất rau, quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.

Bà Nguyễn Thị Ngà, Chủ tịch HND Thái Nguyên: “Nhiều chính sách hỗ trợ đầu vào cho nông dân rất tốt, nhưng lại bí ở đầu ra. Dù không phải đem sản phẩm đi bán hộ nông dân cũng nên định hướng xem sản xuất cái gì, bán cho ai, ở đâu. Nghĩa là, phải biết sản phẩm bán được ở đâu rồi hẵng đầu tư cho nông dân”.
Đến năm 2010, Trung tâm Kiểm định chất lượng giống và vật tư hàng hóa Nông nghiệp Thái Nguyên chọn Linh Sơn để thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình rau an toàn theo quy trình VietGap” trên diện tích 5 ha, sản phẩm rau sạch nơi đây mới được trả lại đúng tên. Hơn 900 triệu đồng được đổ vào dự án này, trong đó người dân góp vốn đối ứng bằng giống, vật tư, phân bón, nhân lực.

Tuy nhiên, dù có sản phẩm nhưng con đường rau sạch đến bàn ăn của mỗi gia đình còn một khoảng cách khá xa. Bởi mới chỉ có người trồng rau hiểu được ý nghĩa của việc trồng RAT và chất lượng của sản phẩm, còn NTD – vế quyết định tiêu thụ sản phẩm lại rất mù mờ đối với sản phẩm này. Nghĩa là đầu vào của sản xuất RAT hiện tại đã ổn (từ kinh phí đến quỹ đất, nhân lực, kỹ thuật chăm bón…) nhưng hướng tiêu thụ vẫn phụ thuộc nhiều vào… hên xui.

Hiện Sở NN- PTNT Thái Nguyên đã triển khai ba điểm sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP và đã được cấp giấy chứng nhận sản phẩm an toàn là HTX Kim Thái (huyện Phổ Yên), Nhóm hộ xóm Láng (huyện Phú Bình), Nhóm hộ xóm Đồng Cả (huyện Đại Từ). Các điểm này được hỗ trợ 20% chi phí vật tư, hỗ trợ 30% chi phí xây dựng nhà lưới. Ngoài ra, tỉnh Thái Nguyên vẫn tiếp tục hỗ trợ 100% kinh phí cấp chứng nhận sản phẩm nông nghiệp an toàn và hỗ trợ 50% kinh phí cấp lại.

Xem thêm
Bảo toàn đàn vật nuôi giữa nắng nóng kỷ lục

BÌNH ĐỊNH Đang trong giai đoạn nắng nóng cao độ kỷ lục, người chăn nuôi tại Bình Định áp dụng nhiều biện pháp nhằm bảo toàn sức khỏe đàn vật nuôi.

Chó, mèo thả rông lông nhông khắp phố

BÌNH DƯƠNG Có rất nhiều người tại Bình Dương bị chó thả rông cắn phải đi tiêm phòng dại khiến người dân rất bức xúc vì nạn chó lông nhông khắp phố.

Lấy doanh nghiệp là đầu tàu để phát triển bền vững ngành mía đường

Cơ quan chức năng cần có giải pháp nhằm củng cố và phát triển chuỗi liên kết sản xuất trong bối cảnh cây mía đang dần mất vị thế.

'Bắt bệnh, bốc thuốc' cho vườn cam thoái hóa

HÀ TĨNH Nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, những vườn cam có 30 - 50% số cây 'ốm yếu', suy kiệt, có nguy cơ phải phá bỏ đã được giữ lại.