| Hotline: 0983.970.780

Trường CĐ nghề An Giang: Đào tạo gần 5.000 lao động/năm

Thứ Tư 03/11/2010 , 10:31 (GMT+7)

Sau khi nâng cấp, trường mở rộng quy mô đào tạo với các ngành nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế.

Trường CĐ nghề An Giang được sáp nhập và nâng cấp từ trường Trung học Kinh tế - kỹ thuật và trường Dạy nghề An Giang. Mục tiêu đào tạo ban đầu là công nhân kỹ thuật và trung cấp nghề.

Sau khi nâng cấp, trường mở rộng quy mô đào tạo với các ngành nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế. Không chỉ phục vụ nhu cầu giải quyết việc làm cho lao động địa phương mà còn thu hút khá nhiều học viên từ các tỉnh lân cận theo học. Đặc biệt, trường góp phần cùng ngành GD- ĐT tỉnh An Giang trong công tác phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS một cách có hiệu quả và thiết thực.

Khóa khai giảng đầu tiên của trường (1964 – 1965), lúc đó trường có tên gọi là Trường trung học Kỹ thuật An Giang với chức năng chính là đào tạo các lớp công nhân kỹ thuật lành nghề phục vụ cho nhu cầu của địa phương. Giai đoạn từ 1975 – 1997, nhà trường thực hiện việc đào tạo nghề kỹ thuật với nhiều tên gọi khác nhau. Năm 1998, trường lại thực hiện việc đào tạo mang tính chất đa dạng với tên gọi mới là Trường Trung học Kinh tế - kỹ thuật An Giang.

Từ 1998- 2007, trường đào tạo khoảng 8.000 học viên có trình độ trung cấp chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật lành nghề với bậc thợ 3/7. Qua đó, có khoảng 74% học viên ra trường đều có việc làm và thu nhập ổn định. Ngoài ra, nhà trường còn liên kết đào tạo lên bậc cao đẳng và đại học sau khi học viên tốt nghiệp THPT tại trường theo hệ bổ túc văn hóa song song với tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng nghề.

Từ năm 2003 trở đi, nhà trường đã đào tạo hơn 1.000 công nhân kỹ thuật 3/7 và đào tạo ngắn hạn có cấp chứng chỉ nghề cho trên 2.500 lao động nông thôn. Trong đó phần đông là con em đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn toàn tỉnh với nhiều ngành nghề phù hợp và dễ học như may công nghiệp, sửa chữa xe gắn máy, điện - điện tử dân dụng, xây dựng, hàn, tiện, sửa chữa lắp ráp cài đặt, đồ họa máy tính. Đặc biệt, hàng chục học viên có kết quả học tập xuất sắc được nhà trường tuyển đi XKLĐ ở các nước có thu nhập cao như Hàn Quốc. Số còn lại cũng có việc làm ở các địa phương với tỉ lệ khá cao gần 75%.

Năm 2007, khi sáp nhập thành Trường CĐ nghề An Giang, nhiệm vụ lúc này của nhà trường là đào tạo học viên theo 3 cấp: Cao đẳng, trung cấp và sơ cấp nghề. Các lớp trung cấp chuyên nghiệp thuộc lĩnh vực kinh tế và kỹ thuật. Theo đó, vấn đề đặt ra là nhà trường phải mở rộng về quy mô đào tạo; đào tạo để đáp ứng cho nhu cầu thị trường lao động. Bởi vậy việc nâng cao chất lượng giảng dạy, cải tiến kỹ thuật, trang bị các máy móc thiết bị hiện đại phục vụ việc giảng dạy và học tập là ưu tiên hàng đầu của nhà trường.

Trước yêu cầu và nhiệm vụ mới đặt ra trên cơ sở định hướng đến 2020, Trường cao đẳng nghề An Giang phấn đấu mỗi năm đào tạo khoảng 7.000 học viên hệ chính quy; tỉ lệ giáo viên/học viên đạt 1/20, có 100% giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo; có 30% giáo viên có trình độ sau đại học; tăng cường các trang thiết bị, nhà xưởng, phòng học; có ký túc xá và sân chơi thể thao cho học viên và phấn đấu đến năm 2020 sẽ trở thành trường chất lượng cao, tiếp cận với trình độ tiên tiến trong khu vực.

Riêng năm 2010 này trường tuyển sinh 4.770 học viên, sinh viên theo 13 ngành học hệ cao đẳng nghề, 17 ngành hệ trung cấp nghề và 10 ngành hệ trung cấp chuyên nghiệp. Đặc biệt nhằm giúp cho các học viên, sinh viên hệ trung cấp và cao đẳng phát triển chuyên môn cao hơn, nhà trường đã liên kết với trường ĐHSPKT TP.HCM mở các lớp liên thông đào tạo một số ngành nghề như: Điện công nghiệp, kỹ thuật nhiệt điện lạnh, kế toán, xây dựng dân dụng và cơ khí điện lực.

Xem thêm
Vùng thủy sản trù phú ở 'tọa độ lửa'

QUẢNG BÌNH Khi cầu Gianh nối liền hai bờ sông thay cho những chuyến phà, bà con xã Bắc Trạch tiến ra vùng 'tọa độ lửa' năm nào, biến những hố bom thành vùng nuôi thủy sản.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.