| Hotline: 0983.970.780

TSC "tung" giống lúa chủ lực vụ mùa

Thứ Hai 11/06/2012 , 10:24 (GMT+7)

Vụ mùa 2012 này, TSC đã đưa ra thị trường 4 giống lúa chủ lực là TBR1, BC15, TBR45, TBR36 và đưa ra khảo nghiệm 2 giống mới TBR27; TBR288...

Theo kỹ sư Trần Ngọc Trản, Trưởng phòng Kinh doanh Cty CP TCty Giống cây trồng Thái Bình (TSC) thì những năm gần đây, cơ cấu giống lúa vụ mùa đã có sự thay đổi. Tỷ lệ lúa lai trong cơ cấu giống của các địa phương giảm mạnh, nhiều tỉnh đã giảm tối đa diện tích lúa lai.

Riêng với Thái Bình, có thể nói tỷ lệ lúa lai chỉ còn không đáng kể trong cơ cấu giống. Nguyên nhân bởi vụ mùa nhiều mưa, gió lớn, lúa lai dễ nhiễm bạc lá dẫn đến giảm năng suất. Hơn nữa chưa chủ động được nguồn giống lai mà phải phụ thuộc vào giống của Trung Quốc.

Trước tình hình đó, TSC đã chủ động phát triển mạnh các tập đoàn giống lúa thuần. Đây là điều mà các DN chuyên về giống của VN hoàn toàn có thể chủ động được. Qua nhiều năm, TSC đã chọn tạo được nhiều giống lúa thuần có một số đặc tính nổi trội là: Năng suất cao, gạo ngon, chống chịu sâu bệnh tốt và thích ứng rộng; có thể cấy được cả hai vụ ở nhiều vùng sinh thái trên cả nước.

Vụ mùa 2012 này, TSC đã đưa ra thị trường 4 giống lúa chủ lực là TBR1, BC15, TBR45, TBR36 và đưa ra khảo nghiệm 2 giống mới TBR27; TBR288. Tất cả đều là lúa thuần. Các giống TBR1, BC15, TBR45 và TBR36 đều được công nhận là giống lúa quốc gia và có mặt ở hầu hết các địa phương trên cả nước.

Đi đầu trong 4 giống lúa trên là BC15 nhờ năng suất cao, gạo ngon, không nhiễm bạc lá; vụ mùa không bị đạo ôn. Hiện tại, hầu hết các tỉnh đều đã đưa BC15 vào cơ cấu giống lúa của mình. Riêng với Thái Bình, tỷ lệ của BC15 trong cơ cấu giống của tỉnh là từ 40-50%.

Vụ mùa tới, 2 giống TBR27, TBR288 bắt đầu được TSC đưa ra đại trà nhằm thay thế cho 2 giống Bắc thơm 7 và HT1 bởi chất lượng gạo, thời gian sinh trưởng tương đương nhưng năng suất cao hơn nhờ khắc phục được hai nhược điểm của Bắc thơm 7 và HT1 là không đổ và không nhiễm bạc lá.

Giống lúa thuần ĐH18 hiện chưa được công nhận chính thức vì đang khảo nghiệm. Vì vậy TSC khuyến cáo bà con nông dân chưa nên cấy ĐH18 trong vụ mùa. Nhưng chúng ta có quyền hy vọng vào một cuộc “nhẩy vọt” về năng suất, một khi ĐH18 được đưa ra cấy đại trà.

Hiện TSC đang tiến hành khảo nghiệm một giống lúa rất đặc biệt là giống ĐH18 (tên có nghĩa chào mừng đại hội lần thứ 18 của Đảng bộ tỉnh Thái Bình). Đây là giống có thể gọi là “siêu lúa” vì bông rất dài, mỗi bông từ 800-900 hạt, nhiều bông đạt tới 1.200 hạt (các giống lúa khác bình quân chỉ từ 150-200 hạt/bông). Vụ xuân 2012 giống ĐH18 đã được cấy khảo nghiệm ở nhiều vùng đồng bằng, trung du và cả miền núi.

Tại Thái Bình, hầu hết các HTXNN đều đã cấy ĐH18. Tại huyện Yên Lập (Phú Thọ), ĐH18 đã được thu hoạch, năng suất lý thuyết đạt 700 kg/sào Bắc bộ (360 m2), năng suất thực thu đạt 500 kg/sào Bắc bộ (gần 14 tấn/ha/vụ). ĐH18 cũng có những ưu điểm nổi trội so với những giống lúa khác là TGST ngắn, thích ứng rộng (có thể cấy trên rất nhiều vùng sinh thái), khả năng chống chọi sâu bệnh khá; nhất là không nhiễm đạo ôn vụ xuân.

Xem thêm
Bảo toàn đàn vật nuôi giữa nắng nóng kỷ lục

BÌNH ĐỊNH Đang trong giai đoạn nắng nóng cao độ kỷ lục, người chăn nuôi tại Bình Định áp dụng nhiều biện pháp nhằm bảo toàn sức khỏe đàn vật nuôi.

Chó, mèo thả rông lông nhông khắp phố

BÌNH DƯƠNG Có rất nhiều người tại Bình Dương bị chó thả rông cắn phải đi tiêm phòng dại khiến người dân rất bức xúc vì nạn chó lông nhông khắp phố.

Lấy doanh nghiệp là đầu tàu để phát triển bền vững ngành mía đường

Cơ quan chức năng cần có giải pháp nhằm củng cố và phát triển chuỗi liên kết sản xuất trong bối cảnh cây mía đang dần mất vị thế.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.