| Hotline: 0983.970.780

Úc có lời giải cho bài toán giá lương thực tăng vọt của Indonesia

Thứ Ba 25/01/2022 , 15:04 (GMT+7)

Việc khôi phục quan hệ đối tác an ninh lương thực với Úc nhằm ổn định giá lương thực và cải thiện sinh kế sẽ mang lại thắng lợi nhanh chóng cho Indonesia.

Người dân chọn mua gạo giá rẻ và các mặt hàng tạp hóa khác tại một nhà kho trong bối cảnh bùng phát dịch Covid-19, ở Surabaya, Đông Java, indonesia, ngày 22/4/2020. Ảnh: AFP.

Người dân chọn mua gạo giá rẻ và các mặt hàng tạp hóa khác tại một nhà kho trong bối cảnh bùng phát dịch Covid-19, ở Surabaya, Đông Java, indonesia, ngày 22/4/2020. Ảnh: AFP.

Indonesia đang phải chịu mức giá lương thực cao nhất ở Đông Nam Á. Trong thập kỷ qua, các chính sách của chính phủ nước này tập trung vào tự cung tự cấp lương thực đã góp phần tạo ra vấn đề này, giới chuyên gia nhận xét.

Giá lương thực không ổn định gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đối với người nghèo ở Indonesia, những hộ có thu nhập thấp. Người nghèo ở Indonesia chi tiêu tới 64 % thu nhập của họ để mua thực phẩm. Trong khi 20% nhưng người giàu có nhất ở đất nước này chỉ chi tiêu 42% để mua thực phẩm.

Các chính phủ thường phối hợp các chính sách thương mại và nông nghiệp để trồng đủ lương thực cho người dân của họ, với hy vọng tránh được những rủi ro về thâm hụt thương mại và sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng quốc tế. Indonesia cũng đã làm như vậy. Tuy nhiên, điều này đã vô tình dẫn đến tình trạng mất an ninh lương thực.

Các chính sách do Indonesia phối hợp đã đẩy giá lên cao, góp phần gây ra tình trạng thiếu hụt và không khuyến khích đầu tư và đổi mới trong lĩnh vực nông nghiệp.

Dù bám vào tự cung tự cấp lương thực nhưng dù sao Indonesia cũng phải nhập khẩu nhiều mặt hàng cơ bản. Nhập khẩu thực phẩm có giá trị cao và thực phẩm chế biến tăng gấp 5 lần trong 20 năm qua tại Indonesia. Tuy nhiên, ngay cả khi phải đối mặt với tình trạng trên, chính phủ nước này cũng chỉ sử dụng thuế quan và hạn ngạch để hạn chế phụ thuộc vào nhập khẩu.

Trong thời điểm kinh tế bất ổn, Indonesia cần thay đổi cách tiếp cận, hạ giá lương thực và phát triển quan hệ đối tác thương mại để đáp ứng nhu cầu trong nước. Hiệp định thương mại giữa Indonesia và Úc là một ví dụ cho thấy Indonesia sẵn sàng đàm phán để thiết lập thương mại và hợp tác kinh tế tốt hơn với các nhà xuất khẩu nông sản đáng tin cậy.

Việc khôi phục quan hệ đối tác an ninh lương thực với Úc, nước láng giềng thuộc G20, nhằm ổn định giá lương thực và cải thiện sinh kế sẽ mang lại thắng lợi nhanh chóng cho Indonesia.

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Indonesia - Australia (IA - CEPA) đã xác định Úc trở thành đối tác an ninh lương thực hàng đầu của Indonesia. Hiệp định này là lần đầu tiên Indonesia đồng ý về hệ thống hạn ngạch thuế quan (TRQ) đối với các sản phẩm nông nghiệp nước ngoài. Điều này có nghĩa là các nhà sản xuất và thương nhân Úc biết chính xác Indonesia sẽ cho phép sản xuất bao nhiêu với việc cắt giảm thuế hoặc thuế suất bằng không.

Thỏa thuận cung cấp quyền tiếp cận thị trường Indonesia cho 500.000 tấn ngũ cốc thức ăn chăn nuôi của Úc với mức thuế 0%, tăng lên 551.250 tấn vào ngày 1/1/2022. Tuy nhiên, trong khi các thỏa thuận này đã được thực hiện trong hơn một năm, không có khối lượng lớn ngũ cốc thức ăn chăn nuôi nào được xuất khẩu từ Úc sang Indonesia theo IA - CEPA.

Với các thỏa thuận trong IA – CEPA, khả năng tiếp cận thị trường Indonesia của thịt bò Úc cũng đang được cải thiện. Quan hệ đối tác với Úc trong khuôn khổ IA-CEPA là rất quan trọng khi Indonesia đặt mục tiêu ổn định giá lương thực trong bối cảnh đại dịch.

Nhưng dù IA -CEPA hứa hẹn mang lại nhiều triển vọng, vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết. Các nhà xuất khẩu của Úc thường ít kiên nhẫn với tình trạng quan liêu và chuyển sang các thị trường khác.

Úc cũng cần sửa chữa những nghi ngờ trong quá khứ để xây dựng quan hệ đối tác sâu sắc hơn. Lệnh cấm xuất khẩu thô năm 2011 đột ngột của Úc dưới thời chính quyền Girard đã làm căng thẳng quan hệ song phương và làm suy yếu danh tiếng của Úc như một đối tác đáng tin cậy.

Lệnh cấm đã được dỡ bỏ một vài tuần sau đó, nhưng thiệt hại ngắn hạn đối với thương mại đã xảy ra. Indonesia bắt đầu giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu gia súc vào tháng 12/2011. Xuất khẩu của Úc sang Indonesia đã không phục hồi hoàn toàn cho đến năm 2014.

Thỏa thuận cho phép các tổ chức thương mại riêng lẻ ở Indonesia nhập khẩu ngũ cốc thức ăn chăn nuôi như lúa mạch và hạt bông nguyên cám, nhưng chính quyền Indonesia vẫn chưa đưa những mặt hàng đó vào danh sách các sản phẩm mà các công ty Indonesia có thể đăng ký nhập khẩu.

Tình trạng quan liêu đang gây trở lại cho các thương nhân Indoneis nhập khẩu ngũ cốc làm thức ăn chăn nuôi từ Australia. Giới quan sát tin rằng vấn đề đang được thảo luận ở cấp tương đối cao giữa đại diện của cả hai Chính phủ và có khả năng sẽ nằm trong chương trình nghị sự khi Bộ trưởng Nông nghiệp liên bang của Úc David Littleproud thăm Indonesia trong những tuần tới.

Trên thực tế, IA-CEPA là bước đầu tiên hướng tới quan hệ đối tác quốc tế tách rời các nguyên tắc thương mại bảo hộ nông nghiệp khi Indonesia đang bắt đầu theo đuổi nhiều hiệp định thương mại hơn trong khu vực.

Tuy nhiên, chính phủ Indonesia cần phải thay đổi quan điểm và các nhà hoạch định chính sách phải giảm bớt chủ nghĩa hình thức quan liêu khiến nước này trở thành một điểm đến đầu tư và xuất khẩu khó khăn. Với việc Indonesia chủ trì G20, năm 2022 là thời điểm lý tưởng để thể hiện sự thay đổi chính sách đáng kể trên trường thế giới.

Về phía Úc, IA-CEPA cần được sử dụng như một nền tảng để làm rõ câu chuyện mạnh mẽ với các nước láng giềng và xây dựng lòng tin lớn hơn. Quan hệ Đối tác An ninh Lương thực không phải là một khái niệm ngoại giao trừu tượng, mà là một hoạt động cụ thể trong đó hai nước giao thương và đầu tư vì lợi ích trực tiếp của nông dân Indonesia và Úc.

(Theo Beefcentral)

  • Tags:
Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.